Định hướng và chiến lược phát triển ngoại thương việt nam đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 64 - 67)

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN NĂM

2.Định hướng và chiến lược phát triển ngoại thương việt nam đến năm 2010.

năm 2010.

Về kim ngạch, mục tiêu đề ra cho năm 2010 là khoảng 55 tỷ USD, gần

gấp 4 lần kim ngạch của năm 2000. Để đạt mục tiêu này xuất khẩu sẽ tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 15%/năm.

Về cơ cấu, chiến lược đề ra định hướng tổng quát cho thời kỳ 2001- 2010 là tiếp tục gia tăng tỷ trọng của sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Theo hướng đó, đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm nguyên nhiên liệu và nông lâm hải sản sẽ giảm xuống còn khoản 19-21% so với trên 40% hiện nay. Tỷ trọng của các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng từ 30% lên khoảng 40-45% vơí hạt nhân là dệt may và giầy dép, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí, điện và sản phẩm nhựa. Phần còn lại sẽ là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao với hạt nhân là hàng điện tử - tin học. Mục tiêu kim ngạch đề ra cho nhóm này là 6-7 tỷ USD vào năm 2010 (riêng phần mềm là 1tỷ USD) chiến khoảng 12-14% kim ngạch xuất khẩu.

Các mục tiêu về kim ngạch, tốc độ và cơ cấu đã đặt ra những yêu cầu cụ thể cho công tác thị trường. Để đáp ứng những mục tiêu này cần tích cực tác động và chủ động mở rộng thị trường, nhất là sau khi tham gia WTO; đa phương hóa và đa dạng hoá quan hệ với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có

sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, mở các thị trường mới (như Mỹ, Mỹ La tinh, châu Phi); tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn. (bảng 13)

Ba trung tâm kinh tế lớn là Nhật, EU và Mỹ sẽ chiếm bình quân một thị trường khoảng trên dưới 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật phải được đẩy từ 15,8% hiện nay lên 17-18%, ngang với mức của năm 1997. Với đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản, có thể tăng xuất khẩu vào Nhật ở mức 21-22%/năm để đến năm 2005 tổng kim ngạch vào thị trường này đạt mức 5,1- 5,4 tỷ USD.

ASEAN là thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu nên việc đẩy mạnh xuất khẩu cho ASEAN để tiến tới thương mại cân bằng là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. Định hướng chiến lược sẽ là tăng kim ngạch nhưng giảm về tỷ trọng, chủ yếu nhờ giảm buôn bán qua trung gian Singpore. Ngoài ra, cần khai thác tốt thị trường Lào và Campuchia trong bối cảnh mới bởi phát triển buôn bán với Lào và Campuchia không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế.

Bảng 13: Định hướng tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu

Đơn vị tính: %

Thị trường Tỷ trọng năm 2000 Tỷ trọng năm 2010

Châu á 57 – 60 46 – 50

Nhật Bản 15 – 16 17 – 18

ASEAN 23 – 25 15 – 16

Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông 16 – 18 14 – 16

Châu Âu 26 – 27 27 – 30

EU 21 – 22 25 – 27

SNG và Đông Âu 1,5 – 2 3 – 5

Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ) 5 – 6 15 – 20

Austrlia và New Zealand 3 – 5 5 – 7

Các khu vực khác 2 2 – 3

Tỷ trọng của 3 thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông trong xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức 15-16%, trong đó Trung Quốc là 7,5%, Đài Loan là 6% và Hồng Kông 2%. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu sang Hồng kông đang giảm và giảm khá đều qua các năm (từ gần 11% vào năm 1991 xuống còn 2% vào năm 1999). Tuy đây là 03 thị trường quan trọng nhưng chỉ nên giữ tỷ trọng của cả ba ở mức 15-16%. Trước hết, việc tăng mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ làm tăng thêm gánh nặng nhập khẩu hàng hóa chất lượng trung bình do đồng tiền thanh toán (Nhân dân tệ) không thể sử dụng vào việc nào khác ngoài việc mua hàng của Trung Quốc. Sau đó trong thời gian 5 năm tới đây, tỷ trọng của Hồng Kông và Đài Loan sẽ giảm đi bởi các doanh nghiệp Việt Nam giảm xuất khẩu qua trung gian.

Ngoài ra, do Hồng Kông đã được trả về Trung Quốc nên chính sách của Hồng Kông sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều vào chính sách của Trung quốc. Hàng hoá mà đại lục có thể cung cấp thì Hồng Kông không thể nhập nhiều. Trong bối cảnh đó, việc giữ cho tỷ trọng của Trung Quốc, Đài Loàn và Hồng Kông ở mức 15-16% là hợp lý.

Như vậy, vào năm 2010, tỷ trọng của Châu Á trong xuất nhập khẩu của ta sẽ giảm xuống còn khoảng 46 - 50%. Đây là mức hợp lý, khó có thể thấp hơn.

Đối với Châu Âu, phấn đấu nâng tỷ trọng xuất khẩu vào EU lên 25% (hiện nay khoảng 20 -22%). Đây là thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định lại hứa hẹn có những khởi sắc về kinh tế trong thời kỳ 2001-2005 nếu liên minh tiền tệ thành công. Ngoài ra, cần chú ý khôi phục và phát triển quan hệ thương mại với các nước Đông Âu và SNG, trong đó chủ yếu là với LB Nga. Phấn đấu nâng tỷ trọng của nhóm các nước này về xuất khẩu của Việt Nam lên 4-5%.

Xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, mà chủ yếu là thị trường Mỹ, có thể tăng mạnh và đạt tỷ trọng khoảng 15-20%. Gần đây dựa trên sự khởi sắc của thương mại hai chiều và viễn cảnh hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được thông qua, một số nhà phân tích đã dự tính xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm tới 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của ta.

Buôn bán với Australia và New Zealand phát triển tốt trong những năm gần đây chứng tỏ tiềm năng không nhỏ của khu vực này nhưng mức khai thác

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 64 - 67)