Thị trường AUSTRALIA.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 92 - 93)

- Với kim ngạch nhập khẩu hàng năm bằng 1/2 Nhật Bản, Hàn Quốc là

d.Thị trường AUSTRALIA.

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Australia đã không tăng lên nhưng mức tăng này chủ yếu là nhờ tăng xuất khẩu dầu thô. Các mặt hàng khác có kim ngạch tương đối khá là dệt may, hải sản, giầy dép và hạt điều.

Xuất khẩu giày dép sang Australia có thuận lợi là mức thuế nhập khẩu thấp (trung bình khoảng 18%) lại không quá thiên về giày cao cấp như thị trường Nhật. Tuy nhiên, do dân số ít nên các đơn hàng thường là có trị giá nhỏ và đòi hỏi mẫu mã đa dạng. Để tăng xuất khẩu, việc hạ giá thành để cạnh

tranh với giày Trung Quốc là việc khá khó khăn, do vậy có thể xuất khẩu theo hình thức nhập nguyên liệu chính và sản xuất trong nước để xuất khẩu.

Về hải sản, mặc dù là nước xuất khẩu lớn nhưng Austrailia cũng nhập

khá nhiều hải sản tươi và chế biến. Việt Nam hàng năm đã xuất được vào Austrailia 15 - 16 triệu USD hải sản nhưng mới chỉ chiếm khoảng 5% kim ngạch nhập khẩu hải sản của thị trường này. Cộng đồng người Việt định cư tại Austrailia là cộng đồng lớn, có nhu cầu rất cao về hải sản chế biến truyền thống như nước mắm, mắm tôm, mắm cá và hải sản khô.

Về hàng may mặc, Australia nhập khẩu hàng năm khoảng 1 tỷ USD,

chủ yếu từ Trung Quốc, Fiji, New Zealand và Ấn Độ. Tuy không có hạn ngạch (bãi bỏ từ năm 1993) và thuế nhập khẩu vẫn được giảm đều qua các năm nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này vẫn không tăng lên được do gặp phải sự cạnh tranh mạnh với Trung Quốc và những nước có quan hệ đặc biệt với Australia từ nhiều năm qua như Fiji và New Zealand.

Đặc điểm kinh doanh của các nhà bán buôn, bán lẻ Australia là thích nhập qua trung gian, ít khi tự mình đi tìm thị trường để nhập khẩu trực tiếp. Ngoài ra, khi đã quen làm với ai thì thương nhân Australia thường gắn bó với người đó, hiếm khi bỏ khách hàng này để chuyển sang khách hàng khác. Đây là đặc điểm tâm lý rất quan trọng của người dân Australia. Đối với họ, quan hệ cá nhân mật thiết, hữu hảo có ý nghĩa quan trọng. Vì lý do đó, nếu không

biết cách giữ chữ tín và giữ quan hệ tốt với khách hàng Australia thì sẽ rất khó làm ăn với thị trường này, đặc biệt là trước một đối thủ mạnh cả về giá cả, cả về chữ tín trong kinh doanh như Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 92 - 93)