1.Chè 2.Cao su 3.Rau
4.Lâm đặc sản và sản phẩm gỗ 5.Muối công nghiệp
6.Một số loại trái cây nhiệt đới (dứa, chuối...) 7.Một số loại hoa (phong lan)
8.Gia cầm 9.Lắp ráp điện tử 10.Cơ khí 11.Hóa chất 12.Xi măng 13.Đóng tàu 14.Ngân hàng 15.Viễn thông 16.Vận tải hàng hải 17.Vận tải Hàng không 18.Kiểm toán 19.Công nghệ phần mềm 20.Dịch vụ bảo hiểm 21.Dịch vụ tư vấn pháp luật 22.Dịch vụ y tế (2) III. Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp (3)
1. Mía đường 3. Cây có dầu 5. Ngô 7. Thịt heo, thực phẩm chế biến từ thịt heo. heo.
2. Bông 4. Đỗ tương 6. Sữa bò 8. Thép
Nhóm các sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh thuộc các ngành có lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên như điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai, mặt nước, khoáng sản và nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp. Trong số những sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh được đề cập, chủ yếu là các ngành sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản gồm: Cà phê, Điều, Lúa gạo, Tiêu, Thuỷ sản, May mặc, Giầy dép, Động cơ Diesel nhỏ, Du lịch, Dịch vụ xây dựng (xây cầu, lắp máy, làm đường).
Trong tương lai, ngoài những ngành truyền thống cần chú trọng đầu tư, tạo điều kiện phát triển cho một số ngành công nghệ cao (như công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và nguyên liệu tái sinh, công nghệ cao bảo vệ môi trường, công nghệ quản lý…) là những ngành mà sức cạnh tranh phụ thuộc vào hàm lượng tri thức khoa học và công nghệ, mà ít phụ thuộc vào các yếu tố lao động, đất đai. Những ngành này cho phép tiết kiệm tài nguyên, sử dụng loại tài nguyên mới và phát huy thế mạnh về trí lực của con người Việt Nam trên cơ sở tiếp thu kỹ thuật được chuyển giao của nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Thực trạng môi trường kinh doanh xuất khẩu (môi trường trong nước) của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể trong những năm qua. Môi trường vĩ mô đã thông thoáng hơn, Chính Phủ đã liên tục có những thay đổi, đổi mới về chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với các nước trên thế giới. Tuy nhiên để tiếp cận và theo kịp với tiến trình hội nhập, Chính Phủ cần đẩy mạnh hơn nữa các cải cách thương mại, hoàn thiện môi trường pháp lý tăng cường các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường vĩ mô thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tiến hành xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp, tuy bước đầu đã tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Quốc tế, đã tạo ra được một số sản phẩm lợi thế, có tính cạnh tranh nhưng do kinh nghiệm còn ít, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ cũng như trình độ quản lý còn lạc hậu, yếu kém...nên rất cần có sự vận động tự điều chỉnh để có thể thích ứng với xu hướng chung của khu vực hoá và toàn cầu hoá.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VÀ MỘT SỐ