1990-1994 1995-1999 2000-2004 2005-2009 Tăng trưởng kinh tế (%)

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 61 - 64)

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN NĂM

1990-1994 1995-1999 2000-2004 2005-2009 Tăng trưởng kinh tế (%)

hơn, nếu các chính sách cải tổ cơ cấu các tập đoàn sản xuất cũng như hệ thống ngân hàng - tài chính được áp dụng thành công. Dự báo tốc độ tăng trưởng có thể đạt 2,5%/năm trong giai đoạn 2005-2009.

Các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, theo EIU dự báo, sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn, trong đó các nước châu Á đạt khoảng 5-6%/năm và các nước còn lại là 4-5%/năm.

Bảng 10: Dự báo tăng trưởng kinh tế một số nước chủ yếu

1990-1994 1995-1999 2000-2004 2005-2009 Tăng trưởng kinh tế (%) Tăng trưởng kinh tế (%) Mỹ 2,2 3,8 3,4 2,7 Nhật 2,2 1,2 1,7 2,5 EU 1,7 2,3 2,7 2,3 Chỉ số giá tiêu dùng (%) Mỹ 3,6 2,4 2,8 2,8 Nhật 2,0 0,4 0,9 2,1 EU 4,3 2,0 1,9 1,9 OECD (a) 3,6 2,0 2,2 2,3

(a) - không k Iceland, Luxembourg, Hy Lp, BaLan, Th Nhĩ k, Mêhicô, Hungari và CH Séc. Ngun: EIU Country Forecast, 5/2000.

Với những dấu hiệu khởi đầu thuận lợi cho viễn cảnh phát triển kinh tế thế giới, triển vọng phát triển chung của thị trường và thương mại hàng hóa thế giới trong 10 năm tới cũng được dự báo khá lạc quan. Theo dự báo của EIU, tăng trưởng thương mại hàng hoá toàn cầu sẽ đạt nhịp độ tăng 7,5-8,0% trong thời kỳ 2000-2009, cao hơn khoảng 2,1 lần so với mức tăng trưởng sản xuất và 1,9 lần so với mức tăng trưởng kinh tế thế giới... Nền kinh tế của các nước phát triển cũng như các nước mới nổi sẽ được tự do hóa nhiều hơn và thương mại sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn trong GDP.

Bảng 11. Dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu

1990-1994 1995-1999 2000-2004 2005-2009 Thương mại Thương mại

hàng hóa % 5,5 6,9 7,6 8,0

Ngun: EIU Country Forecast, 5/2000.

Các kết quả đạt được về những thỏa thuận tự do hóa thương mại của GATT và WTO sẽ tiếp tục được phát triển, mặc dù WTO vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn như sự bất đồng gay gắt giữa Mỹ và EU về những vấn đề cấm nhập khẩu các sản phẩm đột biến gen, hay bất đồng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển về việc áp dụng các điều khoản trừng phạt thương mại và các qui định về luật lao động… Những thỏa thuận thương mại song phương và đa phương được ký kết trong khuôn khổ WTO vẫn phát huy được vai trò tích cực trong tự do hóa thương mại toàn cầu. Các nước phát triển sẽ tiếp tục thu được nhiều lợi ích từ việc tiếp tục mở cửa hoạt động ngoại thương và các thị trường mới nổi lên ngày càng thích ứng với quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại thế giới. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho thương mại thế giới tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với thập niên 90 của thế kỷ trước.

Đồng thời, cùng với những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, cơ cấu thương mại thế giới tiếp tục thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trao đổi các sản phẩm sơ chế (nông nghiệp, khoáng sản), các sản phẩm có hàm lượng lao động cao và tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế tạo và đặc biệt các sản phẩm có kỹ thuật cao; các sản phẩm dịch vụ, trí tuệ sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Trong thương mại hàng hóa thế giới, mức tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu trên thị trường thế giới được dự báo cho giai đoạn 1998-2007 như sau:

Về tăng trưởng nhập khẩu: mức tăng trưởng nhập khẩu khá tương đồng

giữa các khối nước có thu nhập cao và các nước đang phát triển. Trong số các nước có thu nhập cao, Mỹ và Nhật Bản là những nước có mức tăng trưởng nhập khẩu thấp nhất, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Mỹ có thể chỉ đạt 6,3%/năm trong giai đoạn 1998-2007 so với 8,3%/năm của giai đoạn 1991-

1997; của Nhật là 3,6%/năm trong giai đoạn 1998-2007 và suy giảm mạnh so với 6,3%/năm trong giai đoạn 1991-1997. Các nước đang phát triển có mức tăng trưởng nhập khẩu cao hơn chút ít so với các nước có thu nhập cao (6,2% so với 6,1%). Trong đó, các khu vực có mức tăng trưởng nhập khẩu cao là Nam Á (đạt 8,4%/năm) và Đông Á- Châu Đại Dương (đạt 7,3%/năm). Các mức tăng trưởng nhập khẩu thấp nhất là Đông Âu và Trung Á đạt 5,2%/năm, vùng Sahara Châu Phi và Bắc Phi 5,3%/năm.

Về tăng trưởng xuất khẩu: mức tăng trưởng xuất khẩu của các nước có

thu nhập cao hơn 5,9/%/ năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng 6,9%/năm của các nước đang phát triển. Tương tự như nhập khẩu, các khu vực Nam Á và Đông Á - Châu Đại Dương đều có mức tăng trưởng xuất khẩu cao, đạt 9,9% và 8,5%/năm trong giai đoạn 1998-2007.

Về xu hướng giá cả: ngược với xu hướng suy giảm giá ở hầu hết các

hàng hoá trong thập kỷ qua, đặc biệt là vào các năm 1998-1999 do ảnh hưởng của khủng hoảng châu Á, trong thời kỳ 2000-2009 giá cả hàng hoá sẽ có sự phục hồi tốt hơn. Mức tăng giá của các hàng hóa phi dầu mỏ ở giai đoạn 2000 - 2004 tăng với nhịp độ tới 5,0%/năm và sau đó đạt mức ổn định hơn (3,2%) trong giai đoạn 2005-2009. Riêng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống xu hướng phục hồi giá cả tốt hơn do nhu cầu về ngũ cốc và thức ăn gia súc có thể tăng khá nhanh ở tầm trung hạn. Trong đó, nhu cầu sẽ tăng mạnh chủ yếu ở khu vực các nước đang phát triển - khu vực ngày càng trở nên giàu có hơn và đông dân hơn.

Bảng 12: Dự báo giá hàng lương thực - thực phẩm thế giới

(% thay đổi giá tính theo USD).

1990 -1994 1995 - 1999 2000 -2004 2005- 2009

Hàng hóa phi dầu mỏ -1,8 -5,2 5,0 3,2

LT - TP và đồ uống -3,7 -4,7 4.6 3,0 Nguyên liệu công nghiệp - 0,5 -5,4 5,2 3,4 Nguyên liệu công nghiệp - 0,5 -5,4 5,2 3,4

Nhìn chung, trong tương lai, giá cả hàng hóa toàn cầu sẽ thoát khỏi vực thẳm của năm 1998, khôi phục mức giá của thời kỳ đầu những năm 90. Tuy nhiên, những điều chỉnh kinh tế quốc tế có thể dẫn đến tình trạng sản xuất thừa một số hàng hoá; biến động của giá dầu mỏ, ngoại hối và biến đổi của chu kỳ kinh tế sẽ gây biến động tới giá cả hàng hoá xuất khẩu làm ảnh hưởng tới lợi ích của các nước xuất khẩu và xu thế tăng trưởng của mậu dịch thế giới.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 61 - 64)