Thị trường châu Mỹ:

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 90 - 92)

- Với kim ngạch nhập khẩu hàng năm bằng 1/2 Nhật Bản, Hàn Quốc là

c. Thị trường châu Mỹ:

Trọng tâm của khu vực Bắc Mỹ là thị trường Hoa Kỳ. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới nhưng lại không đòi hỏi quá khắt khe như người tiêu dùng ở Châu Âu hay Nhật Bản nên tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, đều cố gắng tăng cường xuất khẩu sản phẩm của mình sang Hoa Kỳ.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết trong năm 2000 là một nhân tố quan trọng tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2001 Hiệp định đã được phê chuẩn và bắt đầu thể hiện tác dụng của Hiệp định từ năm 2002.

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Dự kiến trong 10

năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng ở mức trên dưới 10% năm. Trong những năm tới đây, mặt hàng cà phê còn có triển vọng

tăng kim ngạch trên thị trường Hoa Kỳ do thuế MFN và chi phí MFN đều bằng 0%.

Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu một số lượng lớn hạt tiêu chưa xay và đã xay, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ mà không phải qua trung gian trên thị trường. Dự kiến Việt Nam sẽ vượt qua các nước như Trung Quốc và Tây Ban Nha để trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu cả chè đen và chè xanh với kim ngạch bình quân khoảng 130 triệu USD/năm (riêng năm 1998 nhập 170 triệu USD). Chè đen chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 80%) trong tổng lượng chè nhập khẩu. Do thuế nhập khẩu chè đen là 0% cho cả MFN và phi MFN nên nếu có cải tiến về chất lượng, chè đen của ta còn có khả năng tăng kim ngạch trên thị trường Hoa Kỳ. Mức tăng bình quân có thể đạt tới trên 20%/năm. Riêng chè xanh khi Hiệp định Thương mại được thông qua đã có mức phát triển tốt do mức thuế phi MFN chênh lệch quá lớn so với thuế MFN (20% so với 7%).

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu hải sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản. Các loại hải sản được nhập khẩu nhiều là tôm, tôm hùm, sò và cua, trong đó tôm có giá trị lớn nhất (trên 2 tỷ USD/năm). Với dung lượng thị trường lên tới gần 3 tỷ USD/năm, triển vọng tăng xuất khẩu tôm là khá lớn nếu vấn đề sinh thực phẩm được quan tâm chu đáo.

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu nhiều thực phẩm chế biến. Loại thực phẩm chế biến chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ hiện nay là tôm chế

biến. Kim ngạch xuất khẩu thực phẩm chế biến nói chung và tôm chế biến nói

riêng có thể tăng ở mức trên 30%/năm và tới năm 2005 có thể trở thành nước thứ hai (sau Thái Lan) trong số các nước xuất khẩu thực phẩm chế biến vào Hoa Kỳ.

Dung lượng thị trường gốm sứ tại Hoa Kỳ là lớn theo dự báo nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng từ 7% đến 15%/năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của ta vào Hoa Kỳ vẫn còn rất nhỏ bé, chiếm chưa đầy 0,1% kim

chênh lệch so với thuế MFN. Khả năng tiêu thụ hàng của Việt Nam là tương

đối tốt bởi mẫu mã của Việt Nam không kém gì hàng Trung Quốc. Khi được hưởng thuế nhập khẩu MFN như hàng Trung Quốc thì kim ngạch có thể đạt tới hàng trăm triệu USD/năm.

Hoa Kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Hàng dệt may của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ nhưng kim ngạch còn rất nhỏ so với tiềm năng, chủ yếu là do mức chênh lệch giữa thuế MFN và phi MFN quá lớn, thường từ 30% đến 40%. Do có lợi thế về giá nhân công nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng mạnh khi Hiệp định Thương mại được thông qua. Tuy nhiên, mức tăng trưởng có thể sẽ bị hạn chế trong những năm tiếp theo bởi Hoa Kỳ thường có những quyết định đơn phương để kìm hãm xuất khẩu hàng dệt may khi họ không muốn.

Hiện nay, xuất khẩu ngành hàng giầy dép vào Hoa Kỳ có thuận lợi là thuế phí MFN không cao như đối với hàng dệt may, mức chênh lệch giá thuế

MFN và phi, MFN cũng không lớn như đối với hàng dệt may. Sau khi Hiệp

định Thương mại được thông qua, do không bị áp đặt hạn ngạch, kim ngạch xuất khẩu giày dép sẽ tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng tương đối bền vững qua các năm.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)