Phân bào giảm nhiễm (Giảm phâ n Meiosis)

Một phần của tài liệu giao_trinh_hoa_sinh_hoc docx (Trang 115 - 120)

C. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO I.NHIỄM SẮC THỂ VÀ SỰ PHÂN BÀO

2.2.3Phân bào giảm nhiễm (Giảm phâ n Meiosis)

2. Sự phân bào

2.2.3Phân bào giảm nhiễm (Giảm phâ n Meiosis)

Là quá trình phân bào chuyên biệt xảy ra ở tế bào sinh dục, trong đó số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa. Giảm phân gồm hai lần phân chia: lần phân chia thứ nhất là phân chia giảm nhiễm, lần phân chia thứ hai là phân chia nguyên nhiễm. Một tế bào sinh dục qua giảm phân tạo ra 4 tế bào con với bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.

So sánh giữa giảm phân và nguyên phân

2.2.3.1 Giảm phân I

Gồm 4 kỳ

Kỳ trước I

Các sự kiện xảy ra trong giảm phân I tương tự trong nguyên phân. Tuy nhiên, hiện tượng tiếp hợp giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng và sự bắt chéo trao đổi đoạn giữa các chromatid chỉ xảy ra ở giảm phân.

Kỳ giữa I

Các nhiễm sắc thể kép tập trung theo cặp tương đồng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng chỉ gắn với một sợi vô sắc tại một kinetochore của nó.

Kỳ sau I

Kỳ cuối I và phân chia tế bào chất

Hai tế bào con hình thành, mỗi nhân tế bào mang một bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép.

Tiếp theo kỳ cuối của giảm phân I là giai đoạn chuyển tiếp, tương tự như kỳ trung gian nhưng không có sự nhân đôi nhiễm sắc thể.

Kỳ trước II

Bộ nhiễm sắc thể kép (đơn bội) tiến tới mặt phẳng xích đạo của tế bào.

Kỳ giữa II

Nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

Hai kinetochore của cặp chromatid chị em gắn với hai sợi vô sắc đến từ hai cực đối diện.

Kỳ sau II

Hai chromatid của nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động, mỗi chromatid phân ly về một cực của tế bào.

Kỳ cuối II và phân chia tế bào

Mỗi nhiễm sắc thể về đến cực tế bào, màng nhân hình thành. Phân chia tế bào chất xảy ra.

Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh dục (2n) hình thành 4 tế bào con. Mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa (n).

2.2.3.3 Ý nghĩa của giảm phân

Giảm phân là cơ sở của sự sinh sản hữu tính và làm tăng sự đa dạng di truyền. Thông qua giảm phân, một tế bào sinh dục chín với 2n nhiễm sắc thể có thể tạo 2n

loại giao tử. VD: Ở người tế bào sinh dục có 2n = 46 nhiễm sắc thể, qua giảm phân có thể hình thành 223 loại giao tử.

Sự trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gene ở kỳ trước giảm phân I cũng làm tăng số loại giao tử.

Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh làm tăng số loại hợp tử. VD: Số lượng loại hợp tử có thể hình thành ở người là 223 x 223 .

Tóm lại: Sự phân ly độc lập của nhiễm thể, sự trao đổi chéo của các chromatid và sự thụ tinh ngẫu nhiên giữa các loại giao tử là ba nguồn gốc của sự đa dạng di truyền.

Một phần của tài liệu giao_trinh_hoa_sinh_hoc docx (Trang 115 - 120)