Sự phát triển của thuyết di truyền nhiễm sắc thể

Một phần của tài liệu giao_trinh_hoa_sinh_hoc docx (Trang 69 - 70)

DI TRUYỀN HỌC A MỞ ĐẦU

3.Sự phát triển của thuyết di truyền nhiễm sắc thể

Sự phát triển của tế bào học nửa cuối thế kỷ XIX đã tạo cơ sở cho sự hiểu biết công trình của Mendel. Sự kết hợp giữa tế bào học và di truyền học đã tạo ra bước phát triển mới cho di truyền học.

Năm 1911, T. H. Morgan cùng các cộng sự xây dựng học thuyết di truyền nhiễm sắc thểbản đồ di truyền nhiễm sắc thể dựa trên các nghiên cứu trên đối tượng ruồi giấm

Drosophila melanogaster. Kết quả thu được chứng minh các gen nằm trên nhiễm sắc thể xếp dọc tạo thành nhóm liên kết gen. Học thuyết di truyền nhiễm sắc thể xác nhận sự đúng đắn của các quy luật Mendel, cho thấy các gen có cơ sở vật chất, gắn chặt với cấu trúc tế bào. Di truyền học cổ điển có lúc được gọi là Di truyền Mendel – Morgan. T. H. Morgan được nhận giải Nobel vào năm 1934.

Năm 1920, N. I. Vavilov nêu ra quy luật về “các dãy tương đồng trong biến dị” và sau này nêu ra thuyết về các trung tâm giống cây trồng trên thế giới.

Năm 1925 – 1927, Muller chứng minh tác động gây đột biến của tia X, đặt cơ sở cho các nghiên cứu về đột biến nhân tạo.

Năm 1933, T. Painter phát hiện nhiễm sắc thể khổng lồ ở côn trùng hai cánh (Diptere), đặt cơ sở cho việc nghiên cứu đột biến nhiễm sắc thể và lập bản đồ di truyền tế bào.

Thập niên 1940, thuyết “một gen- một enzyme” đã đưa về cho George Beadle và Edward Tatum giải Nobel với công trình nghiên cứu trên nấm mốc Neurospora crassa

chứng minh gen kiểm tra các phản ứng sinh hóa. Di truyền học có được bước phát triển mới: đi vào chi tiết hoạt động của gen.

Cũng trong những năm 1930 - 1940, Barbara McClintock phát hiện các gen di chuyển dọc trên nhiễm sắc thể mà sau này được gọi là các yếu tố di động (transposable elements) khi nghiên cứu trên ngô Zea mais. Bà được nhận giải Nobel vào năm 1983 khi ở tuổi 80.

Cho đến cuối những năm 40 của thế kỷ XX, di truyền học được coi là ở giai đoạn kinh điển vì những nguyên lý cơ bản đã được tìm ra, khái niệm gen được phát triển và cụ thể hóa cùng với sự biểu hiện của chúng.

Một phần của tài liệu giao_trinh_hoa_sinh_hoc docx (Trang 69 - 70)