DI TRUYỀN HỌC A MỞ ĐẦU
1. Giai đoạn trước Mendel
Thế kỷ IV - V trước Công nguyên, có hai luận thuyết về sự di truyền của các tính trạng được nêu ra. Hippocrates theo thuyết di truyền trực tiếp, cho rằng vật liệu sinh sản được thu thập từ tất cả các phần của cơ thể, như vậy tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có ảnh hưởng đến con cháu. Về sau, thuyết di truyền gián tiếp của Aristotle đã bài bác quan điểm của Hippocrates, cho rằng vật liệu sinh sản được tạo ra từ chất dinh dưỡng mà về bản chất đã tiền định cho cấu tạo của các phần khác nhau trong cơ thể.
Lamarck, người đầu tiên xây dựng học thuyết khá hoàn chỉnh và có hệ thống về sự phát triển lịch sự của sinh giới, đề cao vai trò của ngoại cảnh. Ông nêu ra quan niệm về sự di truyền tập nhiễm, cho rằng các biến đổi thu được trong đời cá thể cũng di truyền được.
Vào thế kỷ XIX, sinh vật học phát triển mạnh mẽ, các phép lai giống được sử dụng rộng rãi ở động thực vật. Qua đó, các nhà sinh vật học hiểu được rằng cả cha và mẹ đều góp phần vào các tính trạng của hậu thế. Tuy nhiên quan niệm phổ biến ở thời này là sự di truyền hòa hợp, tức là tính trạng của cha mẹ trộn lẫn nhau để tạo nên tính trạng trung gian của con cái.
(Pangenesis). Theo đó, mỗi phần trong cơ thể sản sinh ra những phần tử nhỏ gọi là gemmule (mầm) theo máu tập trung về cơ quan sinh dục. Mỗi cá thể sinh ra do sự hòa hợp tính di truyền của cả cha và mẹ, và hơn thế còn bao gồm cả các tính tập nhiễm.
Năm 1871, F. Galton đã tiến hành thực nghiệm để kiểm tra thuyết pangen. Ông đã truyền máu thỏ đen cho thỏ trắng, sau đó lai những con được truyền máu với nhau. Lặp lại thí nghiệm qua 3 thế hệ vẫn không tìm thấy ảnh hưởng gì đến thỏ trắng. Như vậy, trong máu thỏ không chứa gemmule.
Đến cuối thế kỷ XIX, giới khoa học vẫn chưa có được quan niệm đúng đắn về tính di truyền. Darwin nhiều lần nhấn mạnh: “về các quy luật di truyền và biến dị, chúng ta hãy còn biết quá ít”. Đáng tiếc là, năm 1866 Mendel đã công bố tác phẩm “Các thí nghiệm lai ở thực vật” nhưng Darwin không được biết đến.