Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

Một phần của tài liệu giao_trinh_hoa_sinh_hoc docx (Trang 102 - 103)

C. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO I.NHIỄM SẮC THỂ VÀ SỰ PHÂN BÀO

1.3Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

Mỗi loài sinh vật eukaryote đều có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc. Đây là tính đặc trưng để phân biệt các loài với nhau, không phản ánh trình độ tiến hoá cao hay thấp.

Ở những loài giao phối, tế bào sinh dưỡng (soma) mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài. Trong đó, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng

(homologous), một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Trong giao tử chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), mỗi nhiễm sắc thể chỉ có một chiếc.

Bằng các kỹ thuật tế bào học hiện đại, căn cứ các mặt chức năng, cấu trúc, hình thái và tính đặc thù trong hoạt động, người ta đã phân biệt các loại nhiễm sắc thể khác nhau:

- Nhiễm sắc thể thường (nhiễm sắc thể A - autosome): giống nhau ở cả 2 giới đực, cái.

- Nhiễm sắc thể giới tính (sex chromosome): khác nhau giữa 2 giới đực và cái.

VD: Người có 46 nhiễm sắc thể gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể giới tính ở nữ là XX và ở nam là XY.

- Nhiễm sắc thể phụ (nhiễm sắc thể B): được phát hiện ở một số giống thực vật như ngô, lúa mạch đen chưa qua chọn lọc, số lượng nhiều hay ít tùy dòng. Những cây có nhiễm sắc thể B thì yếu hơn và độ hữu thụ kém hơn so với các cây chỉ chứa nhiễm sắc thể A bình thường. Ví dụ, ở lúa mạch đen, những cây có tới 9 nhiễm sắc thể B thường không có khả năng sống. Nhiễm sắc thể B có kích thước nhỏ và hiệu quả di truyền thấp. Nhiễm sắc thể B cũng được bắt gặp ở một số động vật như sâu bọ, giun dẹp.

Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội ổn định đối với mỗi loài nhưng không mang tính đặc trưng cao, chẳng hạn như gà (Gallus gallus), ngan (Cairina moschata), vịt nhà (Anas phatyryncha) đều có 2n = 80. Tính đặc trưng chỉ thể hiện rõ trong số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi nhiễm sắc thể và các đặc điểm hoạt động của nhiễm sắc thể trong tái bản, phân ly, tổ hợp, trao đổi đoạn, đột biến.

Một phần của tài liệu giao_trinh_hoa_sinh_hoc docx (Trang 102 - 103)