Mối quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ- con tại công ty Hợp tác kinh tế (Trang 39 - 41)

- Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

4.1.2.Mối quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con.

con.

Mối quan hệ tài chính đợc coi là mối quan hệ kinh tế cơ bản nhất trong mô hình công ty mẹ- con. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con, công ty Hợp tác kinh tế dựa vào loại hinh của công ty con đang hoạt động mà ban hành quy chế tài chính cho phù hợp. Hiện tại có 2 loại hình công ty con là: công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần có vốn góp chi phối. Hai loại hình công ty con này có sự khác nhau về lợng vốn điều lệ công ty mẹ đầu t ban đầu nên các quy định về mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với 2 loại hình công ty con này cũng có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể:

(1). Quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế và công ty con là TNHH Nhà nớc 1 thành viên:

Công ty Hợp tác kinh tế là chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên do Công ty Hợp tác kinh tế nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Hội đồng quản trị công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, bãi miễn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thởng, kỷ luật, trả lơng, phụ cấp và các lợi ích khác cho ngời quản lý điều hành ở công ty con. Công ty mẹ giao quyền cho ngời đại diện, ngời quản lý điều hành tại công ty con thay mặt mình quản lý các khoản đầu t ở công ty con.

Công ty mẹ yêu cầu công ty con báo cáo tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ. Thông qua báo cáo quyết toán hàng năm công ty Hợp tác kinh tế quyết định sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty con.

Hội đồng quản trị của Công ty Hợp tác kinh tế quyết định mức đầu t vào các công ty con đợc thành lập mới, điều chỉnh mức đầu t tại các công ty con đang hoạt động dựa trên nguyên tắc lợi ích- chi phí, phù hợp với chiến lợc và kế hoạch kinh doanh của Công ty Hợp tác kinh tế. Thông qua ngời đại diện, ngời quản lý điều hành tại công ty con và tuỳ theo quy định trong điều lệ của các công ty con, Công ty Hợp tác kinh tế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu t của công ty mẹ, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn

và thu lợi nhuận đầu t từ các công ty con. Còn các công ty con nhận vốn đầu t, quản lý và sử dụng linh hoạt số vốn do Công ty Hợp tác kinh tế đầu t, bảo toàn và chịu trách nhiệm trớc Công ty này về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực khác.

Công ty Hợp tác kinh tế không đợc trực tiếp rút vốn đã đầu t cho công ty con dới bất kỳ hình thức nào nh điều động vốn, điều động tài sản theo phơng thức không thanh toán tiền. Mà Công ty Hợp tác kinh tế chỉ đợc rút vốn điều lệ thông qua phơng thức bán một phần hoặc toàn bộ vốn đầu t vào công ty con cho nhà đầu t khác.

Giám đốc công ty con quyết định dự án đầu t mua sắm tài sản cố định có giá trị nhỏ hơn 30% tổng giá trị tài sản tại quý gần nhất của công ty con. Còn nếu dự án đầu t tài sản cố định có giá trị trên 30% thì do ban lãnh đạo công ty mẹ quyết định.

Công ty con có quyền đầu t, góp vốn vào các doanh nghiệp khác nhng không đợc đầu t vào công ty Hợp tác kinh tế( công ty mẹ).

Hàng quý, năm công ty con lập báo cáo tài chính gửi công ty mẹ. Công ty Hợp tác kinh tế xem xét phê duyệt báo cáo tài chính của công ty con. Công ty Hợp tác kinh tế có quyền tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính của công ty con.

(2). Quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con là công ty cổ phần có vốn góp chi phối.

Công ty Hợp tác kinh tế chỉ thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với phần vốn góp của mình ở các công ty con. Công ty mẹ thực hiện quyền cổ đông hay bên góp vốn chi phối thông qua ngời đại diện phần vốn góp của mình là thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ở công ty con.

Công ty Hợp tác kinh tế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn góp của mình tại công ty con, quyết định đầu t hay chuyển nhợng vốn đầu t cho công ty khác theo quy định của pháp luật.

Công ty mẹ là công ty đầu t, công ty con là công ty nhận đầu t trên cơ sở mối liên kết về tài chính. Do đó hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con phần nào gắn liền với công ty mẹ, đòi hỏi công ty mẹ phải th- ờng xuyên tăng cờng trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với công ty con thông qua ngời đại diện phần vốn góp để đảm bảo tốt nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ- con tại công ty Hợp tác kinh tế (Trang 39 - 41)