0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nhóm đề xuất về trích lập quỹ dự phòng và tăng cường giám sát hoạt động TTQT trong hệ thống.

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 82 -84 )

- Giảm thiểu rủi ro và khó hiểu: do tất cả các điện SWIFT đều được chuẩn

4.3.1.6 Nhóm đề xuất về trích lập quỹ dự phòng và tăng cường giám sát hoạt động TTQT trong hệ thống.

TTQT trong hệ thống.

a) Thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro TTQT:

Như chúng ta đã biết, bất cứ hoạt động sinh lợi nào đều tiềm ẩn các rủi ro. Không thể nói rằng sẽ không phát sinh rủi ro trong quá trình hoạt động. Tuy việc nhận biết và phòng ngừa rủi ro là yếu tố quan tâm hàng đầu trong hoạt động TTQT nhưng đồng thời phải có các biện pháp khắc phục trong trường hợp rủi ro xảy ra. Thành lập quỹ dự phòng rủi ro TTQT là một trong những biện pháp khả thi để có thể giúp các chi nhánh khắc phục rủi ro trong hoạt động TTQT.

Quỹ phòng ngừa rủi ro TTQT được trích lập tại Hội sở chính, do các chi nhánh đóng góp với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở doanh số hoạt động TTQT của từng chi nhánh. Khi có những rủi ro phát sinh, chi nhánh có thể đề nghị Hội sở chính trích quỹ phòng ngừa rủi ro để bù đắp các thiệt hại phát sinh.

Tuy nhiên, BIDV cần xây dựng quy chế hoạt động của quỹ phòng ngừa rủi ro TTQT để đảm bảo quỹ phòng ngừa rủi ro phát huy tác dụng, hỗ trợ chi nhánh một cách tốt nhất khi gặp phải các rủi ro TTQT.

b) Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động TTQT.

Đây là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động TTQT lại càng phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác kiểm soát phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát độc lập. Cán bộ kiểm soát không được phép thực hiện chức năng của thanh toán viên và ngược lại (cài đặt trong thẩm quyền của người sử dụng của các chương trình hỗ trợ).

Hoạt động kiểm soát được phân cấp tại chi nhánh và Hội sở chính. Tại chi nhánh, cán bộ kiểm soát chịu trách nhiệm về các giao dịch do mình kiểm soát. Phòng kiểm soát độc lập tiến hành kiểm soát hoạt động TTQT tại chi nhánh mình theo đúng quy trình nghiệp vụ. Tại Hội sở chính, phòng TTQT xây dựng chương trình kiểm soát đột xuất và định kỳ theo ngày dọc đối với tất cả các chi nhánh có hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, hoạt động của phòng và của chi nhánh cũng được kiểm soát bởi Ban kiểm soát theo cơ chế hoạt động của Ban.

Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát được phân chia cụ thể giữa các bộ phận liên quan đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động TTQT nhưng không bị chồng chéo. Cụ thể là:

Tại chi nhánh: Ban lãnh đạo chi nhánh có nhiệm vụ:

- Bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt để thực hiện và kiểm soát hoạt động TTQT.

- Phê duyệt các giao dịch TTQT vượt hạn mức dành cho Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTQT.

- Định kỳ kiểm tra kiểm soát hoạt động TTQT tại chi nhánh, phát hiện và khắc phục kịp thời các vi phạm quy trình TTQT và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan.

Cán bộ kiểm soát TTQT của chi nhánh gồm Kiểm soát viên và Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTQT:

- Có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát về mặt nghiệp vụ các giao dịch phát sinh, đảm bảo xử lý giao dịch theo đúng pháp luật của Nhà Nước, đúng quy trình TTQT và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của BIDV.

- Phê duyệt các giao dịch TTQT nằm trong hạn mức được Giám đốc chi nhánh uỷ quyền.

- Trưởng phòng (Tổ trưởng) TTQT chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về các giao dịch TTQT phát sinh tại chi nhánh.

Tại Hội sở chính:

Ban lãnh đạo có nhiệm vụ:

- Ban hành quy chế kiểm tra kiểm soát hoạt động TTQT định kỳ và đột xuất tại các chi nhánh.

- Xây dựng hạn mức duyệt giao dịch hợp lý cho từng chi nhánh trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 82 -84 )

×