Thực hiện thanh toán trường hợp thư tín dụng cho phép đòi tiền điện và tự động ghi nợ tài khoản nostro.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam.pdf (Trang 62 - 66)

SỬ DỤNG ĐIỆN SWIFT ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI BID

3.3.4.2Thực hiện thanh toán trường hợp thư tín dụng cho phép đòi tiền điện và tự động ghi nợ tài khoản nostro.

động ghi nợ tài khoản nostro.

Các thư tín dụng có xác nhận nội dung trường 49 ghi: “Confirm”. Khi phát hành thư tín dụng có xác nhận thông thường ngân hàng phát hành lựa chọn một trong số các ngân hàng đại lý có quan hệ tốt để làm ngân hàng thông báo và xác nhận thư tín dụng, theo thông lệ thư tín dụng có xác nhận cho phép đòi tiền bằng điện, hoặc trong thư tín dụng có chỉ ra ngân hàng hoàn trả tại trường 53 (Reimbursing Bank) cũng chính là ngân hàng giữ tài khoản nostro của ngân hàng phát hành. Đối với các thư tín dụng loại này, ngân hàng phát hành yêu cầu ngân hàng đòi tiền phải xác nhận chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều kiện, điều khoản của thư tín dụng.

Ngân hàng phát hành sau khi tiến hành gửi điện SWIFT MT700/701 phát hành thư tín dụng đến ngân hàng thông báo, đồng thời họ lập điện ủy quyền hoàn trả hoặc cho phép tự động ghi nợ tài khoản nostro bằng mẫu điện SWIFT MT740 (Authorisation to Reimburse)/MT799 hoặc điện tự do MT999/telex có mã khoá đến ngân hàng hoàn trả, yêu cầu nội dung điện ủy quyền phải dẫn chiếu “Subjected to Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursement Under Documentaty Credit, ICC Publication No.525”. Sau khi đã ủy quyền hoàn trả, nếu thư tín dụng có sửa đổi giá trị và/hoặc gia hạn hiệu lực, ngân hàng phát hành lập điện sửa đổi ủy quyền hoản trả bằng điện SWIFT MT747 (Amendment to an Authorisation to Reimburse) tương úng cho phù hợp.

Trong trường hợp thư tín dụng cho phép đòi tiền điện, ngân hàng chiết khấu/thương lượng sau khi kiểm tra bộ chứng từ xuất trình hoàn hảo, tiến hành lập điện SWIFT đòi hoàn trả MT742 (Reimbursement Claim) đến ngân hàng hoàn trả và điện đòi thanh toán MT754 (Advice of Payment/Acceptance/Negotiation) hoặc điện MT999/telex có mã khoá testkey đến ngân hàng phát hành nội dung của điện chỉ rõ bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều kiện, điều khoản của thư tín dụng và yêu cầu hoàn trả hiệu lực của thư tín dụng hoặc trong vòng 2-3 ngày làm việc kể từ ngày lập điện đòi tiền theo thông lệ quốc tế, đồng thời lập thư đòi tiền cùng bộ chứng từ gửi đến ngân hàng phát hành/xác nhận, trên thư đòi tiền có tham chiếu đến bức điện đòi tiền đã gửi để tránh thanh toán hoàn trả trùng lắp.

Ngân hàng phát hành/xác nhận tiến hành kiểm tra tính xác thực của điện đòi tiền và ghi nợ tài khoản nostro khi nhận được điện SWIFT báo nợ MT950 hoặc MT999 có mã khoá testkey từ ngân hàng ủy quyền hoàn trả.

Thông thường trước khi chấp nhận phát hành thư tín dụng có điều khoản cho phép đòi tiền điện, ngân hàng phát hành đã phân loại đánh giá và phân loại doanh nghiệp chỉ phát hành đối với các doanh nghiệp ký qũy 100%, doanh nghiệp được xếp hạng tốt, doanh nghiệp đã ký hợp đồng tín dụng cho lô hàng nhập khẩu. Với thư tín dụng cho phép đòi tiền bằng điện, ngân hàng chiết khấu/thương lượng sẽ đối mặt với rủi ro nhiều nhất do nếu không phát hiện bộ chứng từ có bất đồng mà tiến hành đòi hoàn trả và ghi có tài khoản khách hàng, khi chứng từ được xuất trình tại ngân hàng phát hành nếu chứng từ có bất đồng thì ngân hàng chiết khấu/thương lượng sẽ bị yêu cầu hoàn trả lại tiền cũng như phí phạt cho ngân hàng phát hành.

Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu/thương lượng: BIDV Kiên Giang cũng đã gặp phải rủi ro khi kiểm tra không kỹ bộ chứng từ xuất khẩu gạo do Công ty Xuất nhập khẩu Kiên Giang xuất trình. Bộ chứng từ đó trị giá 2 triệu USD và được phép đòi tiền bằng điện. Do không phát hiện ra một lỗi bất đồng là Tờ khai hải quan (Customs Declaration) không được ghi chú bản chính (marked Original) như L/C quy định nên BIDV Kiên Giang đã đòi tiền từ ngân hàng hoàn trả và được thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc. Tuy nhiên, sau khi được thanh toán 5 ngày, ngân hàng phát hành nhận được chứng từ đã phát hiện ra bất đồng nói trên và ngay lập tức yêu cầu BIDV hoàn trả lại tiền đợi chỉ dẫn từ nhà nhập khẩu, đồng thời yêu cầu BIDV trả 750USD tiền phạt. Ngay sau khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng hoàn trả, BIDV đã báo có cho khách hàng nên việc đòi lại tiền là vấn đề rất khó khăn và ảnh hưởng đến uy tín của BIDV. Sau khi làm việc với ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu, bộ chứng từ có bất đồng cuối cùng đã được chấp nhận và BIDV không phải trả lại khoản tiền đã được ghi có. Việc bị mất 750USD không chỉ là những thiệt hại về tài chính còn gây mất uy tín cho BIDV đối với khách hàng xuất khẩu trong nước.

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành tín dụng thư: BIDV được yêu cầu mở thư tín dụng, xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín đối với nhà xuất khẩu. L/C cho phép ngân hàng xác nhận đồng thời là ngân hàng chiết khấu đòi tiền bằng điện từ một ngân hàng hoàn trả nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp tới ngân hàng xác

nhận. Việc thanh toán được thực hiện trước khi ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ đòi tiền. Khi nhận được chứng từ, BIDV kiểm tra và phát hiện có lỗi bất đồng là trên vận đơn đường biển không chỉ ra tên của người chuyên chở theo điều 23 UCP 500. Do hàng chưa về tới cảng nên khách hàng đã từ chối chấp nhận bất đồng. BIDV yêu cầu ngân hàng xác nhận trả lại tiền đã đòi từ ngân hàng hoàn trả nhưng sau hơn 1 tuần tài khoản của BIDV mới được ghi có lại. BIDV và nhà nhập khẩu đã bị thiệt hại do bị chiếm dụng vốn trong khoảng thời gian từ khi phải thanh toán cho đến khi đòi được tiền. Trong trường hợp tồi tệ hơn, ngân hàng xác nhận không chấp nhận những bất đồng do ngân hàng phát hành đưa ra và không chịu hoàn trả tiền. Khi đó, ngân hàng phát hành buộc phải kiện ra Phòng thương mại quốc tế (ICC) để giải quyết. Việc giải quyết tranh chấp trong việc kiểm tra chứng từ thường là rất phức tạp, mất thời gian, và tốn kém. Nó phụ thuộc khá nhiều vào tương quan lực lượng giữa hai ngân hàng liên quan. Do vậy, cho dù có được phân xử là đúng thì ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu cũng phải mất rất nhiều thời gian, chi phí, mất cơ hội kinh doanh và đặc biệt là bị đọng vốn.

-

58

-

(Trường hợp chỉ ra ngân hàng hoàn trả và/hoặc cho phép đòi tiền điện)

(1) (5b)

(4) (5e)

(6) (10)

NH Chiết khấu/thương lượng

(Negotiating/Claiming Bank) Nhà nhập khẩu (Applicant) Đề ngh ị tu ch ỉ nh L /C Đơ n xin m ở L/ C NH Phát hành

(Issuing Bank) (Advising Bank) NH Thông báo

Báo có khách hàng Giao hàng (5) Đề nghị tu chỉnh L/C (5a) Nhà xuất khẩu (Beneficiary) (5d) Tu chỉnh L/C MT707 (3) T/báo L/C 710/711 (4’) X/n đã nhận L/C-MT730 T/b tu ch ỉ nh L /C T hông báo L /C Ký Hợp đồng ngoại thương NH phục vụ NH đòi tiền

(Correspondent of Claiming Bank)

NH Hoàn trả

(Reimbursing Bank)

(7a) Điện hỏi bất đồng có chấp nhận được không-MT750

(8’) Điện báo nợ –MT900

(7b) Điện trả lời chấp nhận bất đồng-MT752

(2’) Điện ủy quyền hoàn trả- MT740 (5’) Sửa đổi ủy quyền hoàn trả- MT747

(7’) Gửi chứng từ và điện thông báo đòi tiền- MT754

(7) Điện đòi hoàn trả –MT742 (8) Chuyển tiền NH Thông báo (Advising Bank) Xu ấ t trình b ộ ch ứ ng t ừ (9 ) Báo có - M T9 10 (3’) X/n đã nhận L/C-MT730 (2) Phát hành L/C MT700/701 (5c) Tu chỉnh L/C MT707

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam.pdf (Trang 62 - 66)