0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nhóm đề xuất về quản lý và đào tạo

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 74 -77 )

- Giảm thiểu rủi ro và khó hiểu: do tất cả các điện SWIFT đều được chuẩn

4.3.1.2 Nhóm đề xuất về quản lý và đào tạo

Để hạn chế tối đa các rủi ro trong TTQT, BIDV cần phải có các biện pháp tăng cường quản lý và sử dụng tốt các phương thức TTQT xét trên 3 phương diện:vững về pháp lý, thông về nghiệp vụ, giỏi về quản lý vận hành các phương thức thanh toán.

Cán bộ TTQT thường xuyên cập nhật bổ sung kiến thức về luật pháp quốc gia và quốc tế; nắm vững các quy định, chế độ có liên quan đến họat động TTQT của Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành; nắm chắc quy trình nghiệp vụ, các thao tác xử lý và vai trò của mình trong từng giao dịch, thực hiện tuân thủ chặt chẽ các bước thực hiện trong quy trình nghiệp vụ của các phương thức thanh toán…. Bên cạnh đó BIDV chủ động thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động TTQT như: vận tải, bảo hiểm, giao nhận…; gửi cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ tại các ngân hàng lớn có uy tín trên thế giới.

b) Nâng cao trình độ của cán bộ TTQT

Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Quy trình nghiệp vụ do con người xây dựng và thực hiện. Các quy tắc, quy định, các thông lệ quốc tế cũng được hình thành từ thực tiễn họat động TTQT. Việc vận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động TTQT chỉ nhằm mục đích nâng cao tốc độ xử lý giao dịch và chất lượng dịch vụ TTQT, giảm bớt các thao tác xử lý của con người. Các quyết định trong hoạt động TTQT đều do con người thực hiện mà không thể thay thế được bởi bất kỳ một loại máy móc hay chương trình nào. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động TTQT tại BIDV là do trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của công việc.

Nhiều cán bộ được chuyển từ nghiệp vụ khác sang làm nghiệp vụ TTQT nên không được trang bị kiến thức đầy đủ về ngoại thương, về TTQT. Nhiều cán bộ được tuyển mới chỉ có những kiến thức được học trong các trường đại học, mới chỉ là những kiến thức lý thuyết mà thiếu kinh nghiệm thực tế.

Do những hạn chế như vậy nên trình độ nghiệp vụ của cán bộ chưa cao, chưa được cọ sát thực tế để đúc rút kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ yếu, không thường xuyên cập nhật các thông lệ quốc tế, ý thức chấp hành quy chế, quy trình TTQT chưa nghiêm túc, thậm chí còn sơ suất gây tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy, công tác tổ

chức đào tạo và giáo dục cán bộ TTQT là một yếu tố quan trọng nhằm hạn chế các rủi ro trong TTQT. Các công việc cụ thể là:

- Tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác TTQT: bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc. Kiên quyết không bố trí những cán bộ không đúng chuyên môn, tư cách đạo đức và ý thức chấp hành kỷ luật không tốt thực hiện nghiệp vụ TTQT.

- Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ mới công khai, dân chủ, đảm bảo tuyển chọn được những cán bộ thực sự có trình độ. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo năng lực và tinh thần trách nhiệm.

- Ban lãnh đạo BIDV xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ lãnh đạo nghiệp vụ TTQT ở Hội sở chính và chi nhánh dài hạn nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt, chủ động về nguồn nhân lực, tránh tình trạng vừa thừa cán bộ nhưng lại thiếu cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện TTQT nhằm đáp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, thường xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo cho cán bộ có điều kiện bắt kịp với tình hình biến động của thế giới.

- Đa dạng hoá các chương trình tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống như định kỳ tổ chức các lớp tập huấn trong nội bộ BIDV để cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, tổ chức các diễn đàn để các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các tình huống, đưa ra các bài học kinh nghiệm để cùng học tập; phối hợp với các ngân hàng nước ngoài tổ chức các chương trình hội thảo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, tiếp cận với hệ thống ngân hàng trên thế giới; thành lập trang tin TTQT trên mạng nội bộ INTRANET, đưa các tin bài liên quan đến hoạt động TTQT để các cán bộ tham khảo, trao đổi, thảo luận.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho cán bộ TTQT tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao.

Bên cạnh công tác đạo tạo cán bộ, BIDV còn phải chú ý tới nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ TTQT. Nhiệm vụ bồi dưỡng ở đây được hiểu một cách khá toàn diện gồm có bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, tư cách đạo đức và văn hóa doanh nghiệp. Hoạt động TTQT là hoạt động thường xuyên được tiếp cận với môi trường bên ngoài. Cán bộ TTQT đại diện cho BIDV để tiếp xúc, giao

dịch, làm việc với các đối tác quốc tế. Nếu các cán bộ TTQT không có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu thì sẽ không thể đàm phán với các đối tác quốc tế, vốn là những ngân hàng có rất nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hoá doanh nghiệp đối với cán bộ TTQT đặc biệt được nhấn mạnh hơn so với các nghiệp vụ khác bởi đây là bộ mặt của BIDV với bạn bè quốc tế. Trong điều kiện dịch vụ TTQT nói riêng, dịch vụ ngân hàng nói chung bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp đang được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp của BIDV, BIDV phải biết tận dụng mối quan hệ chặt chẽ, truyền thống với các khác hàng trong nước, đi sâu đi sát khách hàng để tìm hiểu nhu cầu thực tế của họ để đáp ứng tối đa những yêu cầu đó. Có như vậy, BIDV mới có thể cạnh tranh thắng lợi trong điều kiện hiện nay, khi chính sách mở cửa kinh tế và các cam kết quốc tế đang từng bước cho phép các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với các ngân hàng trong nước.

Như vậy, thực hiện tốt việc nâng cao trình độ cán bộ yêu cầu cấp thiết đối với BIDV nhằm phòng ngừa các rủi ro tác nghiệp, vốn là một trong những loại rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động TTQT. Cán bộ có tinh thông nghiệp vụ, tư cách đạo đức tốt thì mới có thể xử lý các tình huống giao dịch một cách thỏa đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 74 -77 )

×