NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam.pdf (Trang 68 - 70)

4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI BIDV ĐẾN 2010

Thực hiện định hướng phát triển chung các ngân hàng hiện đại, cũng như định hướng phát triển của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh của BIDV đang chú trọng theo hướng mở rộng phát triển các hoạt động dich vụ. Thay đổi cơ cấu thu nhập mang lại từ hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của ngành. TTQT là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động dịch vụ của BIDV. Do dó cũng cần đặt ra những định hướng và lộ trình phát triển nhất định. Đó là:

Từ năm 2005 - 2006

- Cơ cấu lại tổ chức hoạt động TTQT theo mô hình tập trung hoá hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ, an toàn và tiết kiệm chi phí.

- Mở rộng dịch vụ TTQT trong toàn hệ thống BIDV nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng trên mọi địa bàn.

- Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTQT trong toàn hệ thống, giữ gìn và củng cố uy tín của BIDV trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đa dạng hoá các hoạt động TTQT, triển khai các sản phẩm thanh toán của ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Củng cố và mở rộng quan hệ khách hàng, thu hút thêm khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế .

- Phấn đấu năm 2005, doanh số TTQT của BIDV chiếm thị phần 10% trong doanh số TTQT của các ngân hàng thương mại.

Từ năm 2006-2010:

- Tiếp tục nâng cấp cải tiến công nghệ áp dụng phục vụ nghiệp vụ, nâng cao mức độ tự động hóa trong xử lý giao dịch.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của BIDV, góp phần củng cố uy tín, năng lực cạnh tranh của BIDV với các ngân hàng trong và ngoài nước.

- Giữ vững và mở rộng thị phần TTQT, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp trong xã hội.

- Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc củng cố các sản phẩm truyền thống, phát triển các sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng như Factoring, Forfaiting, Trust Reciept…mở rộng các hoạt động phát hành, thanh toán thẻ, séc quốc tế…

4.2 NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN SWIFT 4.2.1 Những điểm mạnh 4.2.1 Những điểm mạnh

- Tính chuẩn mực cao: các mẫu điện thực hiện các giao dịch trong hoạt động TTQT được chuẩn hoá bởi tổ chức SWIFT đã tạo tính thống nhất về định dạng của từng mẫu điện, giúp cho các ngân hàng dễ dàng ứng dụng và sử dụng. Định dạng của từng mẫu điện SWIFT thường xuyên được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động ngân hàng hiện đại .

- Tính xác thực cao: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin tạo

điều kiện thúc đẩy công nghệ ngân hàng được ứng dụng phục vụ khách hàng tốt hơn, thể hiện thông qua các dịch vụ tiện ích ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng. Song bên cạnh đó, hoạt động tội phạm ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều với trình độ ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Hệ thống SWIFT cho phép các ngân hàng và các tổ chức tài chính thiết lập và thực hiện các giao dịch bằng các điện SWIFT xác thực được mã hoá, hạn chế các giao dịch bằng thư vốn chứa đựng nhiều rỏi ro (giả mạo chữ ký).

- Tính tự động cao: được chuẩn hoá về mặt định dạng của các điện SWIFT, nếu ngân hàng sử dụng điện đúng định dạng và tuân thủ các điều kiện của từng trường nội dung thì tất cả các điện được khởi tạo bằng tay hay tự động đều được hệ thống SWIFT xử lý tự động chuyển đến đúng ngân hàng nhận điện mà ngân hàng khởi tạo điện muốn gửi đến một cách tức thời.

- Tính chính xác cao: do điện SWIFT được chuẩn hoá và tính tự động cao nên hạn chế sự can thiệp bằng tay vì vậy nội dung của điện SWIFT được chuyển tải qua hệ thống SWIFT từ ngân hàng khởi tạo đến ngân hàng nhận điện là chính xác và nguyên mẫu.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam.pdf (Trang 68 - 70)