Tình hình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN.pdf (Trang 44 - 45)

- Kinh nghiệm của Thái Lan:

2.3 Tình hình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

thương mại Việt Nam

Thực sự thì không phải đến thời điểm ban hành quy chế bao thanh toán chúng ta mới thực hiện nghiệp vụ này. Trên thực tế, năm 2001, ngân hàng Techcombank đã thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, lúc đó, Techcombank chỉ thực hiện bao thanh toán cho duy nhất một doanh nghiệp đó là nhà sản xuất và xuất khẩu Foocosa và cũng chỉ giới hạn một mặt hàng duy nhất là mì tôm. Foocosa là doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên vào thị trường Nga. Đây có thể là một điều kiện tốt để Techcombank thực hiên thí điểm nghiệp vụ bao thanh toán. Vì Nga là nước có quan hệ thương mại với Việt Nam lâu dài. Các doanh nghiệp nhập khẩu Nga có uy tín lớn trong giới doanh nghiệp thế giới, và đặc biệt là có rất nhiều doanh nghiệp của người Việt Nam hoạt động trên đất Nga.

Tuy nhiên, lúc đó, Techombank đã thực hiện nghiệp vụ này rất hạn chế. Techcombank chỉ thực hiện hình thức tài trợ truy đòi, hợp đồng tài trợ phải được tiến hành ba bên trên cơ sở hợp đồng ngoại thương. Ngoài ra, Techcombank chỉ mới áp dụng bao thanh toán trả ngay, thời hạn tài trợ giới hạn từ 30-45 ngày, bằng khoảng thời gian vận chuyển từ cảng Việt Nam sang Nga. Trong khi đó, lẽ ra, bao thanh toán phải là phương thức cho thanh toán trả chậm. Hơn nữa, phí bao thanh toán lại quá cao, khoảng 6-10% / năm. Tất cả những điều này đã làm cho doanh nghiệp không mấy mặn mà với nghiệp vụ bao thanh toán.

Sau một thời gian thực hiện thì nghiệp vụ bao thanh toán đã không thể hiện được những ưu việt của nó mà ngược lại còn làm cho các doanh nghiệp chán nản, mất lòng tin. May thay, nhờ xu thế hội nhập nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính tín dụng nói riêng, đã khơi ngòi cho nghiệp vụ bao thanh toán phát triển.

Cho đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện cung cấp nghiệp vụ bao thanh toán, điển hình như các ngân hàng Ngoại Thương (VCB), Á Châu (ACB), Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIM Bank), Phương Đông (OCB), Nam Á, Việt Á… và Công ty tài chính dầu khí (PVFC). Ngoài ra, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đã lần lượt được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ này như như Citi Bank, Deusche Bank, HSBC, ANZ, FENB, UFJ Bank…

Tuy đã được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, thế nhưng, đa số các ngân hàng vẫn chưa chính thức triển khai nghiệp vụ này, hoặc nếu có cũng chỉ là những hoạt động cầm chừng và nặng về hình thức hơn là chất lượng dịch vụ. Cho đến nay, chỉ có một số tổ chức tín dụng trong nước tham gia vào mạng lưới bao thanh toán quốc tế. Còn doanh số giao dịch thì vẫn còn rất khiêm tốn, đối tượng khách hàng thì hạn chế trong phạm vi một số khách hàng quen thuộc.

Thực trạng này là do còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập đã hạn chế sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán trên thị trường tài chính Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN.pdf (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)