- Kinh nghiệm của Thái Lan:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.2.1.4 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
Một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán chính là yếu tố về giá. Đa số các doanh nghiệp đều cho rằng tài trợ bằng nghiệp vụ bao thanh toán sẽ tốn kém hơn nhiều so với các sản phẩm tín dụng khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, do lượng khách hàng chưa nhiều nên các ngân hàng
lại rất khó hạ giá thành sản phẩm. Sau đây là một số kiến nghị có thể phần nào giải quyết vấn đề về giá:
- Khai thác bán sản phẩm chéo: Việc bán chéo các sản phẩm tài chính đã được các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài chú trọng và áp dụng. Có thể xem xét việc bán nghiệp vụ bao thanh toán với giá ưu đãi để có thể cung cấp những sản phẩm khác nhằm gia tăng thị phần và mở rông sản phẩm hoặc ngược lại.
Trong việc tính phí bao thanh toán thì không nhất thiết phải lúc nào cũng tính phí trên giá trị khoản phải thu mà ta có thể tính phí một lần hoặc có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng và phải dựa trên lợi nhuận tổng thể mà khách hàng đó mang lại cho ngân hàng. Nếu khách hàng có đơn hàng lớn thì có thể hạ phí xuống nhưng đi kèm với một số điều kiện ràng buộc như tiền phải chuyển vào tài khoản, duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản, tất cả các giao dịch liên quan khác đều phải thực hiện qua ngân hàng.
Việc tính toán hiệu quả trong khai thác bán sản phẩm chéo phải được theo dõi thường xuyên để có những điều chỉnh thích hợp trong trường hợp lợi nhuận mang lại do bán sản phẩm chéo không bù đắp được phần giảm phí bao thanh toán.
- Tiết kiệm chi phí: Việc cùng chia sẻ với nhau hệ thống đánh giá tín dụng, mạng lưới thông tin khách hàng giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ giúp tiết giảm được chi phí, từ đó, sẽ hạ được giá thành sản phẩm.