- Kinh nghiệm của Thái Lan:
2.4.2.1 Vế quy chế áp dụng
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế 1096, nhưng nội dung của quy chế này còn quá chung chung. Quy chế chỉ đề cập đến những khái niệm, nguyên tắc, điều kiện thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán… mà không quy định cụ thể đến những trường hợp phát sinh thực tế. Cho đến nay vẫn chưa có những văn bản quy định cụ thể hay hướng dẫn thi hành quyết định này. Điều này đã dẫn đến nhiều hạn chế nhất định cho việc triển khai nghiêp vụ bao thanh toán ở nước ta. Cụ thể như:
+ Các đơn vị bao thanh toán sẽ phải hạch toán kế toán cho nghiệp vụ này như thế nào khi chưa có văn bản hướng dẫn những chuẩn mực hạch toán kế toán chung cho nghiệp vụ bao thanh toán, làm cho các tổ chức tín dụng lúng túng trong cách thức thực hiện. Điều này dẫn đến kết quả là tuy cùng một bản chất sự việc nhưng cách phản ánh của các đơn vị trên sổ sách kế toán lại khác nhau. Từ đó, gây khó khăn cho các cơ quan ban ngành hữu quan trong việc kiểm soát nghiệp vụ bao thanh toán.
+ Quy định về các khoản phải thu phát sinh từ giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp (khoản 3 điều 19 quy định các khoản phải thu không được bao thanh toán “phát sinh từ giao dịch thỏa thuận không có tranh chấp”). Theo điều khoản quy định này thì điều hiển nhiên là tổ chức bao thanh toán sẽ không chấp nhận thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán cho những khoản phải thu đang bị tranh chấp. Nhưng quy định lại không nêu rõ trường hợp: Nếu khoản phải thu này sau khi đã được ngân hàng tài trợ lại phát sinh tranh chấp khi đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm rủi ro này. Đây là một trong những vấn đề gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi đưa nghiệp vụ bao thanh toán vào áp dụng.
+ Điều quan trọng nhất khi thực hiện sản phẩm bao thanh toán là phải xác định được “giá mua khoản phải thu”. Tuy nhiên, quy chế bao thanh toán hiện tại lại không đề cập vấn đề này. Khi không có văn bản hướng dẫn cụ thể thì các tổ chức tín dụng thực hiện bao thanh toán sẽ định giá mua các khoản phải thu hoàn toàn dựa trên tình hình thực tế và mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống. Nghĩa là các đơn vị bao thanh toán khác nhau sẽ định “giá mua các khoản phải thu” khác nhau trong cùng một giao dịch. Điều này sẽ hạn chế khả năng cung cấp vốn cho bên bán
hoạt động đồng thời cũng tạo nên sự không nhất quán trong tiến trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.