Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN.pdf (Trang 45 - 46)

- Kinh nghiệm của Thái Lan:

2.4Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.4.1 Thuận lợi

- Bất cứ một sản phẩm nào ra đời cũng phải trãi qua quá trình nghiên cứu và vận dụng. Một sản phẩm áp dụng thành công khi nó thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm tài chính cũng thế, muốn tồn tại và phát triển, sản phẩm đó phải thật sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế đất nước, tiềm năng phát triển kinh tế còn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại trong và ngoài nước. Thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng phát triển. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Nhưng chỉ số ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tài trợ của ngân hàng. Do đó, thiếu những điều kiện cần thiết để phát triển. Điều này đòi hỏi ngành tài chính, ngân hàng cần phải có những nghiệp vụ mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Việc giao thương hàng hoá giữa các quốc gia cũng gặp không ít khó khăn về ngôn ngữ, văn hoá, tập quán kinh doanh… Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã bộc lộ dần những hạn chế riêng của nó. Nghiệp vụ bao thanh toán ra đời đã đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Hành lang pháp lý: Cơ sở để nghiệp vụ bao thanh toán ra đời và hoạt động đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN đã tạo hành lang pháp lý đầu tiên điều chỉnh nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam.

2.4.2 Khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN.pdf (Trang 45 - 46)