- Kinh nghiệm của Thái Lan:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.2.2.3 Xử lý rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán
Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho nghiệp vụ bao thanh toán, có thể là do sự thẩm định các khoản phải thu không chính xác của chuyên viên ngân hàng, do người mua hoặc người bán cố tình có hành vi lừa đảo, hoặc do những nguyên nhân bất khả kháng xảy ra mà dẫn đến tình trạng khoản nợ không thu hồi được. Đối với các khoản bao thanh toán có truy đòi, nếu người mua không trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi khoản nợ từ người bán. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ tránh được rủi ro do người mua không thanh toán. Nhưng nếu người bán không thực hiện việc hoàn trả thì cũng có thể xảy ra rủi ro cho ngân hàng. Còn đối với nghiệp vụ bao thanh toán không truy đòi, khi người mua không thanh toán, ngân hàng sẽ chịu toàn bộ rủi ro. Vì thế, việc mua bảo hiểm tín dụng cho các khoản bao thanh toán và thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ này sẽ giúp ngân hàng phần nào bù đắp được tổn thất phát sinh.
Một điều mà người viết muốn đi sâu trong luận văn này là cách thức quản lý và xử lý rủi ro cho các tổ chức bao thanh toán khi người mua có dấu hiệu gặp khó khăn tài chính. Khi người mua mất khả năng thanh toán khi khoản nợ đến hạn thanh toán, các tổ chức tín dung thường nghĩ tới các giải pháp để buộc người mua
phải thanh toán nợ, thậm chí là kiện tụng họ ra tòa và điều này sẽ có thể buộc người mua phá sản. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp nên áp dụng, đặc biệt khi người mua là công ty lớn. Thật ra, ta có thể sử dụng các biện pháp khác hiệu quả hơn:
- Đòi tiền bằng phương pháp tăng dần cấp bậc: Các ngân hàng sẽ xử lý tình hình theo hướng thương lượng vấn đề với từng người có cấp bậc tăng dần trong công ty mua. Và dĩ nhiên, những người chịu trách nhiệm đi thương lượng trong ngân hàng cũng phải có cấp bậc tươhg đương. Điều này có thể sẽ giúp tình hình được giải quyết ổn thỏa hơn trong đàm phán, thương lượng thay cho việc kiện tụng, vì đôi khi người mua chỉ tiết lộ những thông tin mật (như chiến lược tăng vốn, kế hoạch phát triển của công ty…) cho những người quản lý cấp cao trong ngân hàng.
- Nếu như ngân hàng thấy được đó chỉ là khó khăn nhất thời về mặt dòng tiền hoặc người mua thực sự có được chiến lược kinh doanh phát triển rõ ràng trong tương lai thì ngân hàng có thể xem xét việc gia hạn thời gian thanh toán khoản nợ. Điều này sẽ giúp cho người mua vượt qua được khó khăn nhất thời, tạo điều kiện cho người mua tiếp tục sản xuất kinh doanh và khoản nợ sẽ được thu hồi sau đó một cách dễ dàng hơn, tránh được các tổn thất phát sinh. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải đành giá kỹ tiềm lực của người mua, nếu áp dụng phù hợp, sẽ thu được những kết quả khả quan.
- Sau đó là phải đặt ra lịch trình thanh toán cụ thể bằng văn bản. Lịch trình thanh toán này không nên quá khắt khe mà phải phù hợp với dòng tiền vào của người mua. Tuy nhiên, các ngân hàng cần khuyến cáo người mua về mức độ nghiêm trọng của vấn đề và lưu ý rằng bất kỳ sự vi phạm lịch trình thanh toán nào cũng có nghĩa là toàn bộ khoản nợ chưa trả sẽ lập tức đến hạn thanh toán.
Có thể nói, việc quản lý và xử lý rủi ro của ngân hàng một cách có hiệu quả sẽ phần nào giúp cho nghiệp vụ bao thanh toán được hoàn thiện hơn. Cũng cần phải hiểu rằng, nếu kiện tụng là biện pháp duy nhất có thể áp dụng để xử lý việc người mua thường xuyên thất tín và cố tình trì hoãn thanh toán thì các ngân hàng thương mại đừng nên ngần ngại nhờ đến sự can thiệp của toà án.
3.4 Kết luận chương 3
Việt Nam với một thị trường tài chính phát triển chưa cao, nguồn vốn của các ngân hàng còn rất hạn chế, trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực còn kém. Vì thế mà khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn rất yếu so với các ngân hàng thế giới. Vẫn biết là thế, nhưng xu thế hội nhập buộc chúng ta phải tự do hoá tài chính. Sự cạnh tranh trong thị trường này được dự đoán là sẽ rất khốc liệt. Để đứng vững đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có những chiến lược nâng cao cả về thế lực tài chính, nguồn nhân lực và chiến thuật khôn ngoan.
Tiềm năng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại thị trường tài chính Việt Nam là rất lớn, thế nhưng, để nghiệp vụ này có thể vận hành một cách trôi chảy thì đòi hỏi các cả các cơ quan Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại phải không ngừng hoàn thiện, khắc phục những tồn tại và hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Với quá trình lịch sử phát triển lâu đời và những điểm ưu việt nhất định, nghiệp vụ bao thanh toán đã trở thành một sản phẩm quan trọng trong hoạt động tài chính ngân hàng. Nghiệp vụ này không chỉ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng, đơn vị bao thanh toán mà còn nâng cao hình ảnh của quốc gia có nghiệp vụ này phát triển.
Việt Nam gia nhập vào WTO đồng nghĩa với việc phải mở cửa thị trường tài chính cho các tổ chức tài chính nước ngoài mang các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, cách quản lý hiện đại… vào cạnh tranh. Nghiệp vụ bao thanh toán đã phát triển ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhưng vẫn còn là thị trường mới ở Việt Nam, vì thế có sự chênh lệch trong cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, tuy rằng đã có nhiều ngân hàng thương mại trong nước thấy được triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán và đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, để nghiệp vụ bao thanh toán thực sự phát triển thì đòi hỏi phải có chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn và cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan.
Thách thức đặt ra cho các ngân hàng thương mại hiện nay là phải tìm ra hướng đi riêng phù hợp với thị trường tài chính Việt Nam nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp nghiệp vụ bao thanh toán tốt nhất.
Dựa trên những cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bao thanh toán, những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn, Luận văn đã đề ra các giải phát nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán, tạo cơ sở để nghiệp vụ này trở
thành một nghiệp vụ tài chính chủ lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong một tương lai gần.