Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Môt số giải pháp tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới EU .pdf (Trang 73 - 74)

Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ bức xúc để nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế, đồng thời cũng là tạo điều kiện để tăng tính hấp dẫn với việc thu hút ĐTTTNN. Để phát triển bền vững cĩ sức cạnh tranh cao thì phải dựa trên cơ sở chất lượng và kỹ nghệ cao chứ khơng chỉ đơn thuần cạnh tranh trên cơ sở giá của các nguồn tài nguyên hay giá lao động thấp. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cĩ chất lượng cao là việc làm cĩ ý nghĩa rất lớn cho cả trước mắt và lâu dài. Đây khơng chỉ là yêu cầu đặt ra đối với các nước đang phát triển như nước ta mà cả đối với các nước cơng nghiệp phát triển. Trong điều kiện thế giới hiện nay, nước nào đầu tư cho giáo dục đào tạo nhiều thì nước đĩ cĩ sức cạnh tranh cao. Singapore là một ví dụ, hàng năm nước này đã dành một phần khá lớn ngân sách (khoảng 15-20%) để đầu tư cho giáo dục đào tạo. Kết quả là những năm từ 1996-1999, Singapore luơn được xếp là quốc gia cĩ sức cạnh tranh số một trên thế giới.

Đối với nước ta, một trong những nguy cơ chúng ta phải đương đầu hiện nay là nguy cơ tụt hậu, trong đĩ sự tụt hậu về giáo dục đào tạo là nguy hiểm nhất và sẽ phải trả giá đắt nhất, nếu khơng cĩ sự nỗ lực để vượt qua. Trong hợp tác quốc tế, lợi thế so sánh sẽ thuộc về nước nào cĩ được lực lượng lao động cĩ học vấn cao, cĩ khả năng nắm vững cơng nghệ mới và cĩ kỹ năng nghề nghiệp thích hợp với địi hỏi của các ngành nghề mới. Hiện nay nước ta đang thiếu một đội ngũ cơng nhân lành nghề, cơng nhân kỹ thuật, đội ngũ các nhà doanh nghiệp thạo kinh doanh trong cơ chế thị trường và đội ngũ chuyên gia quản lý cĩ trình độ chuyên mơn cao. Nhất là đối với yêu cầu mở rộng và tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngồi, thì sự thiếu hụt càng lớn. Năng suất lao động của nước ta nĩi

chung và Tp.HCM nĩi riêng thấp chỉ bằng 41% so với Trung Quốc, bằng 32% so với Hàn Quốc, bằng 1,2% so với Nhật và 0,95% so với Mỹ, nhìn chung chỉ bằng 40-60% so với các nước đang phát triển.

Từ thực tế trên, để phát triển nguồn nhân lực cho cả trước mắt và lâu dài, cơng tác giáo dục đào tạo thành phố phải cĩ chiến lược, kế hoạch cụ thể, sát hợp với yêu cầu cụ thể phát triển của thành phố, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” như Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đối với các nhà đầu tư EU thì chất lượng lao động lại quan trọng hơn so với giá cả lao động, do vậy trước mắt thành phố cần nâng cao chất lượng lao động bằng những biện pháp sau:

- Cần quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề, mở các trường đào tạo nghề chất lượng cao. Gắn đào tạo và dạy nghề với thực tế đời sống xã hội, đảm bảo cho lao động được đào tạo thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.

- Đa dạng hố hình thức giáo dục đào tạo. Huy động các doanh nghiệp tham gia vào cơng tác đào tạo nghề, tài trợ cho cơng tác giáo dục đào tạo đội ngũ lao động của họ. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ những nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia bậc cao, những chuyên viên kỹ thuật giỏi, đảm bảo mặt bằng quốc tế về năng lực và trình độ.

- Mở rộng các trung tâm dạy nghề, phối hợp với nhà đầu tư nước ngồi đào tạo nghề cho người lao động ngay tại doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi.

- Liên kết với các điạ bàn khác để thực hiện cung cấp nguồn lao động cho các nhà ĐTTTNN. Hiện nay Tp.HCM khơng những thiếu lao động cĩ tay nghề mà cịn thiếu cả lao động phổ thơng.

Một phần của tài liệu Môt số giải pháp tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới EU .pdf (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)