Giải pháp huy động vốn từ NSNN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế Biển .pdf (Trang 55 - 57)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN 2006-2010.

3.4.2.1 Giải pháp huy động vốn từ NSNN.

Ngân sách nhà nước chủ yếu được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển chiến khoảng 30% -35% trong tổng chi NSNN và chủ yếu dùng để chi đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào NSNN và quy mơ chi tiêu dùng thường xuyên của NSNN. Do vậy, để thúc đẩy huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận từ NSNN cần thực hiện các giải pháp sau:

* Đối với vốn ngân sách đia phương.

Để tăng vốn từ ngân sách địa phương đầu tư cho phát triển kinh tế nĩi chung và kinh tế biển nĩi riêng thì cần phải thực hiện tốt cơng tác quản lý và khai thác tốt các nguồn thu cho NSNN; đồng thời hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm để tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển.

Cùng với việc hồn thiện chính sách thuế của trung ương, địa phương cần áp dụng các giải pháp nhằm bồi dưỡng nguồn thu, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu, hạn chế thất thu cho NSNN.

Cần tập trung khai thác tốt các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ đất. Tích cực động viên, khai thác tốt nguồn thu mới như: thuế tài nguyên nước, phí xăng dầu, thu từ quỹ đất vào ngân sách nhà nước gĩp phần tạo nguồn lực cho địa phương giải quyết nhu cầu về vốn đầu tư phát triển.

Sắp xếp, củng cố nâng cao hiệu qủa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN): thực hiện các giải pháp hỗ trợ giúp DNNN củng cố, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các cơ chế, chính sách về đổi mới, sắp xếp lại DNNN theo tiêu chí phân loại đã được Chính phủ sửa đổi như: cổ phần hĩa, giao, khốn, bán, cho thuê, giải thể DNNN.

Tăng cường bồi dưỡng, phát triển, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cũng như tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp ngồi quốc doanh vì đây là bộ phận đang phát triển mạnh cả số lượng lẫn quy mơ và cĩ sự đĩng gĩp ngày càng nhiều cho NSNN. Nhà nước cần tạo điều kiện, hướng dẫn thực hiện chế độ sổ sách kế tốn, quản lý tài chính giúp các doanh nghiệp làm ăn cĩ hiệu quả, đúng pháp luật và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách. Tích cực chống các biểu hiện vi phạm chế độ sử dụng hố đơn chứng từ để trốn thuế, lập hồ sơ hồn thuế giá trị gia tăng gian dối để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước.

Bình Thuận hiện nay vẫn là tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương do nguồn thu cịn hạn chế, vì vậy một trong những giải pháp quan trọng là thực hành chủ trương tiết kiệm trong chi tiêu, đặc biệt là chi thường xuyên của ngân sách để dành vốn chi cho đầu tư phát triển. Muốn vậy, cần phải hồn thiện và thực hiện tốt cơng tác quản lý NSNN.

Cần nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng và điều chỉnh tiêu chuẩn định mức chi thường xuyên phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, giảm thiểu các khoản chi chưa cần thiết, tránh lãng phí ngân sách. Việc áp dụng khốn chi ngân sách ở một số ngành, địa phương trong tỉnh cần phải được thực hiện nghiêm, hạn chế bổ sung dự tốn các khoản chi khơng mang tính cấp thiết đối với các đơn vị đã thực hiện khốn chi.

Trong cơng tác quản lý chi ngân sách, cần chú trọng nâng cao hiệu quả cơng tác kiển sốt chi NSNN. Trong thực tế, biện pháp kiểm sốt chi ngân sách đựơc nĩi đến lâu nay mới chỉ dừng lại kiểm sốt chi của Kho bạc Nhà nước, tức là mới chỉ chú trọng kiểm sốt ở khâu chấp hành chi ngân sách, cịn khâu lập dự tốn và khâu quyết tốn chưa được quan tâm đúng mức. Với cơ chế như vậy nên hiệu qủa của chi ngân sách chưa cao, vẫn cịn tình trạng chi vượt tiêu chuẩn, định mức, chi sai chế độ, sử dụng lãng phí, kém hiệu qủa. Do đĩ, để phát huy hiệu qủa sử dụng NSNN, kiểm sốt chi ngân sách phải được tiến hành đồng bộ và tồn diện ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (khâu lập dự tốn, chấp hành dự tốn và khâu quyết tốn), đối với các cấp chính quyền địa phương và cơ sở.

Sử dụng cĩ hiệu qủa vốn đầu tư phát triển trên cơ sở đẩy mạnh việc phân cơng, phân cấp quản lý cho các ngành và các cấp chính quyền địa phương, đồng thời củng cố nâng cao chất lượng cơng tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện tốt cơng tác quy hoạch, lựa chọn, tư vấn, phê duyệt dự án đầu tư . Tăng cường quản lý cơng tác xây dựng cơ bản, bảo đảm chất lượng cơng trình, chống thất thốt trong đầu tư xây dựng vốn là vấn đề bức xúc hiện nay.

Ngồi ra, để tăng cường vốn cho đầu tư, địa phương cần nghiên cứu, tiếp tục phát hành trái phiếu địa phương tại các trung tâm kinh tế lớn trong nước để hug động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển.

* Đối với vốn ngân sách trung ương hỗ trợ.

Bình Thuận là một tỉnh cĩ nhiều tiềm năng phát triển Thủy sản, Du lịch, Dầu khí nhưng do thiếu vốn đầu tư nên kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng. Để cĩ thể tranh thủ được nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, địa phương cần phải làm tốt các cơng tác quy hoạch cụ thể ngành, lĩnh vực mà địa phương cĩ lợi thế, trình Chính phủ xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn NSTW và từ các chương trình Chính phủ như: chương trình giống và nuơi trồng thủy sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ, chương trình Biển Đơng- Hải đảo để đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá các cảng cá Phan Thiết, Phan Rí Cửa (Tuy Phong), Lagi (Hàm Tân) và Phú Qúy; Hệ thống đường giao thơng, cấp điện, hệ thống thơng tin liên lạc phục vụ cho phát triển kinh tế biển. Đầu tư phát triển nhanh đội tàu khai thác hải sản xa bờ, chương trình sử dụng đất hoang hĩa, bãi bồi ven sơng, ven biển , quy hoạch và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bảo vệ và tơn tạo các di tích lịch sử văn hĩa, tín ngưỡng… phục vụ cho phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế Biển .pdf (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)