Huy động vốn nước ngồ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế Biển .pdf (Trang 38 - 40)

Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi:

Kể từ khi Luật Đầu Tư Nước ngồi được ban hành vào năm 1987, quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương về việc thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngồi để phát triển kinh tế xã hội; Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi vào đầu tư kinh doanh trong đĩ trọng điểm là đầu tư phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, Bình Thuận chỉ thực sự mở cửa thơng thống kể từ năm 1993.

Đến cuối tháng 12/2004 tồn tỉnh đã thu hút được 36 dự án đầu tư nước ngồi, với tổng số vốn đầu tư là 130,1613 triệu USD và tổng vốn pháp định là 47,9054 triệu USD. Trong đĩ số dự án đầu tư vào các ngành kinh tế biển là 28 dự án với tổng vốn đầu tư là 117,8773 triệu USD chiếm khoảng 90,56 % trong tổng số vốn đã thu hút được.

Bảng 2.5 CƠ CẤU VỐN FDI ĐẦU TƯ THEO NGÀNH VÀO BÌNH THUẬN ĐẾN CUỐI THÁNG 12/2004

Ngành Số dự án Tỷ trọng dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng về vốn Du lịch 16 44,4% 103,72 79,68% Thủy sản 12 33,3% 14,16 10,88% Cơng nghiệp 7 19,4% 10,78 8,28% Nơng nghiệp 1 2,9% 1,5 1,16% Tổng 36 100% 130,16 100%

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bình Thuận)

Như vậy, hầu hết các dự án đầu tư nước ngồi vào Bình Thuận là đầu tư vào lĩnh vực kinh tế biển và được triển khai khá sớm. Từ năm 1993 – 1995, sau khi áp dụng luật đầu tư nước ngồi cùng với việc xố bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam đã khuyến khích các nhà đầu tư tìm hiểu và mạnh dạn đăng ký 5 dự án đầu tư vào các ngành kinh tế biển của Bình Thuận, với tổng số vốn đầu

tư 33,817 triệu USD. Trong đĩ cĩ 2 dự án đầu tư vào du lịch ven biển với số vốn khá lớn đĩ là dự án Sân Golf 18 lỗ và khách sạn Novotel Phan Thiết tổng số vốn đăng ký lên đến 26,3 triệu USD, 2 dự án cịn lại đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng và một dự án đầu tư vào sản xuất nước mắm vi sinh. Các dự án đầu tư nước ngồi này đã cĩ tác động tích cực trong việc kích thích sự phát triển ngành du lịch biển và ven biển của địa phương, đồng thời thu hút được nhiều du khách nước ngồi và các doanh nhân. Qua đĩ gĩp phần quan trọng trong việc giới thiệu tiềm năng kinh tế biển với các nhà đầu tư, tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ trong việc thu hút vốn đầu tư vào kinh tế biển Bình Thuận.

Từ năm 1996 – 1999, việc thu hút đầu tư nước ngồi bị chững lại do nhiều nguyên nhân, trong đĩ cĩ sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở châu Á và khu vực nên chỉ cĩ 1 dự án mới được đăng ký với số vốn 0,703 triệu USD. Sau khi trải qua ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính - tiền tệ và khi Bình Thuận áp dụng các chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đến năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 15/01/1998 của Tỉnh Uûy Bình Thuận; Từ năm 2000 đến năm 2004 tình hình thu hút đầu tư nước ngồi đã đạt được nhiều thành cơng nhất định, các dự án này khơng chỉ tập trung ở Phan Thiết mà đã cĩ các dự án đầu tư vào các huyện trong tỉnh với 22 dự án, tổng số vốn đầu tư đạt đến 83,3603 triệu USD. Một con số đạt được tuy khơng lớn so với các tỉnh, thành khác trong cả nước nhưng khơng nhỏ đối với tỉnh Bình Thuận.

Tuy nhiên, trong tổng số 28 dự án đầu tư vào kinh tế biển Bình Thuận, đến nay mới chỉ cĩ 16 dự án đi vào hoạt động, với số vốn đầu tư là 45,167 triệu USD, 12 dự án cịn lại với tổng vốn là 72,71 triệu USD cịn đang trong giai đoạn đền bù, đang xây dựng và chưa triển khai thực hiện.

Nhìn chung, cơng tác huy động vốn đầu tư nước ngồi cho phát triển kinh tế biển Bình Thuận thời gian qua tuy trải qua nhiều thăng trầm khác nhau nhưng cũng chứng minh được sự thành cơng nhất định, đặc biệt giai đoạn 2000 – 2004, những dự án thu hút được, những nguồn vốn đã kêu gọi được sẽ là nguồn động lực to lớn khích lệ sự phát triển hơn nữa cho Bình Thuận trong tương lai. Điều này chứng tỏ rằng Đảng và Nhà nước đã định ra hướng đi đúng đắn để đưa ra những chính sách thu hút đầu tư đạt hiệu quả.

Huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi:

Để giải quyết tình trạng khĩ khăn về vốn, Tỉnh Bình Thuận rất chú trọng đến việc huy động các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), tuy nhiên kết quả đạt được cịn hạn chế do thiếu dự án cĩ hiệu quả, tình hình giải ngân chậm. Từ năm 1996 đến năm 2004 tổng nguồn vốn ODA và viện trợ của NGO tiếp nhận là 72.510,47 ngàn USD. Trong đĩ, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA là 60.965,02 ngàn USD chủ yếu được tập trung cho các cơng trình hạ tầng cơ sở như: điện, nước, đường giao thơng nơng thơn, các dự án phát triển y tế, văn hố , giáo dục chỉ cĩ một dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế biển đĩ là dự án xây dựng Cảng cá Phan Thiết với số vốn đầu tư là 7.100 ngàn USD do tổ chức ADB tài trợ được thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002. Nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) là 11.545,45 ngàn USD được tập trung cho các dự án phát triển kinh tế cộng đồng, nâng cấp sửa chữa các cơ sở giáo dục, y tế với quy mơ nhỏ, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội và mang tính nhân đạo như chăm sĩc trẻ mồ cơi, cơ nhỡ, khắc phục hậu qủa thiên tài…đây là các dự án ít cĩ ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế biển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế Biển .pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)