Quản lý hoạt động đấu thầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án (Trang 87 - 91)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠ

3.3.Quản lý hoạt động đấu thầu

1. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý

3.3.Quản lý hoạt động đấu thầu

Để ngăn chặn tình trạng bỏ thầu thấp chỉ để tạo công ăn việc làm cho công nhân của các nhà thầu như hiện nay, công ty có thể sử dụng linh hoạt một số phương pháp sau của các chuyên gia đầu ngành, mặc dù đây chỉ là giải pháp tình thế cho các dự án sắp tới trong khi chờ một giải pháp hoàn thiện hơn được áp dụng toàn quốc và các nhà thầu không dám trúng thầu bằng mọi giá nữa. Đó là, quy định về tính hợp lệ của giá bỏ thầu và bổ sung cách chọn thầu như sau:

-Giá bỏ thâu hợp lệ phải không vượt giá trần (ở đây là giá dự toán được lập theo định mức và quy định của Nhà nước) và không được dưới giá sàn (bằng 60% giá trần để bảo đảm loại các bỏ thầu quá đáng và đủ để có sự cạnh tranh cần thiết).

-Việc giữ bí mật về hai mức giá này thường rất khó do thủ tục rườm rà, phải trình duyệt qua nhiều cấp, do đó có thể công khai tạo sự công bằng trong đấu thầu và tránh việc nhà thầu phải chạy chọt tìm hiểu...

-Với quy định thêm về tính hợp lệ này, các giá bỏ thầu hợp lệ phải nằm trong phạm vi từ 60% - 100 % giá Nhà nước.

-Để tránh bỏ thầu bằng giá sàn, nên quy định : bỏ thầu hợp lệ được trao thầu sẽ là bỏ thầu có giá xếp hạng thấp nhất nhưng không được dươí 95% trung bình cộng của 4 bỏ thầu hợp lệ thấp nhất. Hoặc không dưới 90% của tất cả các bỏ thầu hợp lệ.

-Trường hợp không đáp ứng được điều kiện này thì nên xét đến bỏ thầu hợp lệ xếp hạng thấp thứ hai, thứ ba ... cho đến khi đáp ứng được hai điều kiện trên.

Như đã nói ở trên, đây chỉ là những kiến nghị để góp phần lành mạnh hoá không khí đấu thầu trong tình hình hiện nay, khi mà nhà thầu Việt Nam vẫn còn chưa cổ phần hoá 100%. Tuy vậy, công ty cũng cần phải tham khảo để công tác đấu thầu được công bằng, lành mạnh hơn mà vẫn tiết kiệm được tiền cho Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện đầu tư, Nhà nước đóng vai trò là người theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phí hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án thực sự đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Để thực hiện công việc giám sát của mình, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, các định chế, các chính sách ...để hướng các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo đã định và phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình.

Công việc quản lý đầu tư tại công ty chịu sự chi phối rất chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước cấp trên và chính quyền địa phương từ công tác xét duyệt, cấp vốn, xin giấy phép... Và sự hoạt động của các cơ quan này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các mục tiêu đầu tư tại công ty. Trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư này Nhà nước vẫn còn thể hiện nhiều vướng mắc, nhiều tồn tại cần tháo gỡ

Nhà nước cần khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ của hệ thống luật pháp, chính sách cũng như việc giảm bớt tình trạng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền...Mặc dù những công việc này đang được tiến hành với những nỗ lực lớn, nhưng khó có thể hoàn thành trong vòng một vài năm.Việc làm cần thiết là hoàn chỉnh hệ thống luật pháp sớm ban hành những văn bản còn thiếu tạo khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động đầu tư trong nước. Các hoạt động đầu tư cần phải được Nhà nước bảo hộ bằng một hệ thống các luật pháp ổn định, đồng bộ.

Cần phải đơn giản hóa các thủ tục đầu tư , vấn đề đơn giản thủ tục đầu tư không phải là soạn thảo văn bản mới mà là tổ chức công việc tốt hơn. Với nhận thức về sự tồn tại của mỗi cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức Nhà nước, trước hết là nhằm phục vụ, hỗ trợ, rồi sau đó mới thực hiện việc kiểm tra việc thi hành pháp luật.

KẾT LUẬN

Đầu tư là hoạt động chủ yếu quyết định sự phát triển và tăng trưởng của công ty. Hiệu quả của hoạt động đầu tư tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả thì việc quản lý công ty, đặc biệt là công tác quản lý dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.. Hoàn thiện công tác quản lý dự án được các công ty ngày càng chú trọng, nó đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách đối với các công ty hiện nay, đòi hỏi các công ty này phải có một cách nhìn nhận sâu sắc và quan tâm hơn nữa.

Xuất phát từ nhận định trên và thực tế hoạt động đầu tư tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân, em đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân”. Trong phạm vi hạn hẹp của chuyên đề tốt nghiệp, đề tài đã cho thấy:

Công tác quản lý dự án của công ty đã mang lại hiệu quả to lớn không chỉ cho công ty mà cồn cho toàn xã hội (tạo ra rất nhiều công trình có giá trị cao, uy tín địa vị của công ty được nâng lên rõ rệt). Đó là phương thức quản lý đúng đắn để cho công ty có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh, đặc biệt xu hướng hội nhập hoá của nước ta,

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được trong thời gian qua, công ty còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết để công tác quản lý dự án được hoàn thiện tối ưu hơn: như cơ cấu mô hình tổ chức, lực lượng lao động cả về trình độ và số lượng, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí , tiến độ, chất lượng dự án....

Mặc dù đã cố gắng thu thập tài liệu và tìm hiểu thực tế nhưng chắc chắn bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy, cô và các chú, các anh chị tại nơi thực tập đóng góp ý kiến để bài viết này hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thu Hà và các anh chị trong phòng kế hoạch đầu tư thuộc công ty TNHH một thành viên tàu thuỷ Cái lân đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư -Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chủ biên: PGS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương. 2.Giáo trình lập dự án đầu tư- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chủ biên: PGS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương

2. Giáo trình quản lý dự án đầu tư- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chủ biên: TS.Từ Quang Phương (2001), NXB Giáo dục

4. Quản lý dự án đầu tư- Đinh Thế Hiển (2002), NXB Thống Kê, Hà Nội. 5. Phân tích công cụ quản lý dự án- Nguyễn Tấn Bình (2002), NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

6.Tạp chí Tài chính số 9, 10, 12 năm 2006 7.Các văn bản quy phạm pháp luật :

-Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành ngày 08/07/1999 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng .

-Nghị định 12/2000/NĐ-CP ban hành ngành 05/05/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

-Nghị định 07/2003/NĐ-CP ban hành ngày 30/01/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP.

-Nghị định 14/2000/NĐ-CP ban hành ngày 05/05/2000 về sửa đổi , bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP. Nghị định 88/1999/NĐ-CP ban hành ngày 01/09/1999 về Quy chế đấu thầu .

-Nghị định 88/1999/NĐ-CP ban hành ngày 01/09/1999 về Quy chế đấu thầu -Thông tư 04/2000/TT-BKH ban hành ngày 26/05/2000 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu .

-Thông tư số 09/2000/TT-BXD ban hành ngày 17/07/2000 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư .

-Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ban hành ngày 2/8/2000 về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng .

-Thông tư số 15/2000/TT-BXD ban hành ngày 13/11/2000 về hướng dẫn các hình thức quản lý dự án đầu tư và xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Các tài liệu tham khảo của công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân

-Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án kết cấu thép

-Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy cán nóng thép tấm

-Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái lân

-Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005,2006 9. Website: www.custom.vn.com.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án (Trang 87 - 91)