Những vấn đề tồn tại về dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 31)

Mức dự trữ ngoại hối thấp làm mất an toàn cho nền tài chính quốc gia. Trong cuộc

đua về k ch th ch tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam c n gặp nhiều khó khăn bởi dự trữ ngoại hối thấp, sức hấp thụ các ch nh sách k ch cầu của nền kinh tế chưa cao, đ i hỏi sự chuẩn xác và liên tục điều chỉnh gói ch nh sách k ch cầu để đạt hiệu quả cao và tiết kiệm ngoại tệ. Thêm vào đó, khuynh hướng hội nhập ngày một được mở rộng, nền kinh tế sẽ càng dễ bị tác động bởi những cú sốc bên ngoài, đ i hỏi cần gia tăng t nh bảo vệ cho nền kinh tế thông qua dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay đam giảm đến mức báo động, là một chỉ báo xấu cho nền kinh tế. Theo đánh giá mới nhất trong tháng 6/2010 của IMF, dự trữ ngoại hối của VN chỉ c n 7 tuần nhập khẩu là một con số đáng báo động mặc dù thủ tướng cam kết con số này cuối năm nay tăng lên 11 tuần nhưng đây là vấn đề mà các nhà làm ch nh sách (đặc biệt là vụ quản lý ngoại hối NHNN) phải đặc biệt lưu ý.

Tình trạng đô la hóa cao tác động đến dự trữ ngoại hối. Hiện nay, do sự mất l ng tin

của người dân và các doanh nghiệp vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD nên họ đã găm giữ USD vì họ cho rằng găm giữ USD là biện pháp bảo vệ tài sản tốt nhất. Ch nh điều này đã làm cho tình trạng đô la hóa gia tăng ngày một nhiều hơn, kéo theo đó là tác động gia tăng tỷ giá giữa VND và USD nhiều hơn nữa và tạo áp lực lớn hơn lên dự trữ ngoại hối của quốc gia. Theo như t nh toán cho thấy, hiện nay lượng USD trong dân lên tới 9.7 tỷ USD, một con số khá lớn. Nhưng lại thiếu ngoại tệ cho các giao dịch bằng ngoại tệ. Nếu không có kiểm soát đối với luồng ngoại tệ này, mọi người mua USD nhiều hơn, thì sẽ làm cho NHNN không chỉ không tăng được dự trữ mà c n rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Chiến lượt quản lý dự trữ ngoại hối còn thụ động. Các hoạt động đầu tư thì chỉ các

hình thức đơn giản như tiền gửi tại các ngân hàng, các công cụ tài ch nh như trái phiếu ch nh phủ, chưa áp dụng các hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao như đầu tư vào cổ phiếu hay uỷ thác đầu tư vào các quỹ. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì chưa thể phụ vụ nhu cầu thông tin về số liệu và phân t ch dự báo. Thêm vào đó, một nhân tố rất quan trọng là các cán bộ thì lại thiếu trình độ và kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối.

Bất cập trong phân tích và dự báo của NHNN. Kinh tế lượng bắt đầu được sử dụng tại NHNN Việt Nam từ tháng 4/2005. Đến nay vẫn đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm một số mô hình phân t ch và dự báo nhất định. Tuy nhiên, mô hình kinh tế lượng được sử dụng tại NHNN Việt Nam mới chỉ dừng lại ở dạng mô hình tự hồi quy (AR), mô hình tự hồi quy véctơ (VAR), mô hình tự hồi quy trung bình trượt đồng liên kết (ARIMA). Đây là nhóm mô hình phi cấu trúc, là nhóm mô hình thống kê thuần túy, sử dụng số liệu lịch sử của ch nh biến số cần phân t ch dự báo để phân t ch và dự báo mà chưa có sự tham gia của những biến giải th ch liên quan. Dạng mô hình này chỉ phát huy tác dụng khi các biến nội sinh là các biến dừng, điều này thường xuyên không được thỏa mãn trong thực tế, nhất là trong môi trường tài ch nh tiền tệ thường xuyên có những biến động như hiện nay. Và lớp mô hình này chỉ phát huy t nh ưu việt trong dự báo ngắn hạn. Nhưng đây là lớp mô hình duy nhất được làm tại NHNN, nên nó đã được dùng để dự báo cả trong ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, lớp mô hình này cũng yêu cầu k ch thước mẫu phải đủ lớn, trong khi các chuỗi thời gian của chúng ta lại không đủ dài. Ch nh những điều này đã làm cho việc phân t ch và dự báo của NHNN không phục vụ tốt trong việc đưa ra những ch nh sách kinh tế vĩ mô hiệu quả.

3.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng đến dự trữ ngoại hối 3.2.1 Tại các nước trên thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào khoảng cuối năm 2007 bắt đầu từ những nước hùng mạnh nhất, phát triển nhất như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản đã có những ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia trên toàn thế giới gây ra một sự chao đảo lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Dự trữ ngoại hối với vai tr như một tấm đệm bảo vệ cho nền kinh tế của mỗi quốc gia khi xảy ra những cú sốc không mong muốn. Do đó, sau cuộc khủng hoảng đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của khủng hoảng vừa qua đến dự trữ ngoại hối của các nước mà đạt được sự chú ý nhiều nhất là các nước có thị trường mới nổi.

Theo như phân t ch cho thấy, tại các nước có thị trường mới nổi, khu vực tài chính tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng như dễ rơi vào tình trạng đô la hóa, t nh mỏng manh của tài ch nh,…Do đó, sẽ có một sự ảnh hưởng đáng kể lên “tấm đệm” của quốc gia, dự trữ ngoại hối.

0 200 400 600 2007M10 2007M11 2007M12 2008M1 2008M2 2008M3 2008M4 2008M5 2008M6 2008M7 2008M8 2008M9 2008M10 2008M11 2008M12 2009M1 2009M2 2009M3 2009M4 2009M5 2009M6 Ấn Độ Nga Hàn Quốc

Số liệu dự trữ ngoại hối tại các nước công bố trên IFS (biểu đồ 3.2) đã cho thấy sự ảnh hưởng này thông qua sự sụt giảm mạnh mẽ dự trữ ngoại hối của các nước. Đặc biệt chú ý là Nga với mức sụt giảm ngoại hối đứng đầu là 71.5 tỷ USD từ 556 tỷ USD xuống chỉ còn 484.5 tỷ USD, sau đó tới Hàn Quốc giảm 27.4 tỷ USD từ 239.7 tỷ USD xuống 212.3 tỷ USD, Đức giảm 18.6 tỷ USD từ 142.9 tỷ USD xuống 124.3 tỷ USD và Nhật giảm 18.2 tỷ USD từ 995.9 tỷ USD xuống 977.7 tỷ USD.

Thật vậy, theo như bài nghiên cứu của Joshua Aizenman và Yi Sun vào tháng 10/2009 về mức độ điều chỉnh của các thị trường mới nổi trước cuộc khủng hoảng toàn cầu bằng việc giảm dự trữ ngoại hối thì trong suốt giai đoạn khủng hoảng, sự điều chỉnh thị trường chống lại các tác động khủng hoảng chủ yếu là dựa vào việc chi tiêu dự trữ ngoại hối, làm sụt giảm nhanh chóng một lượng dự trữ ngoại hối chỉ trong vòng 7 tháng. Có hai nhân tố tác động gây ra sự sụt giảm này đó là t nh mở cửa của mậu dịch và tính mở cửa của tài ch nh. Đối với những nước có kinh nghiệm trong việc giảm dự trữ ngoại hối chịu tác động của mậu dịch nhiều hơn là so với các nước không có kinh nghiệm.

Nhưng nhìn chung, biểu hiện của hai nhóm nước này trong giai đoạn khủng hoảng đó là một sự lo ngại làm thất thoát dự trữ ngoại hối lớn hơn có liên quan đến một sự lo ngại thả nổi của tỷ giá hối đoái. Sự lo ngại thất thoát dự trữ ngoại hối của quốc gia thể hiện ở mối quan tâm đến việc giảm dự trữ ngoại hối vì nếu giảm dự trữ ngoại hối sẽ làm tăng nhiều hơn t nh dễ bị tổn thương và có thể làm sụt giảm nhanh hơn mức dự trữ còn lại. Thêm

Nguồn: IFS

Biểu đồ 3.2: Dự trữ ngoại hối các nước sau khủng hoảng (triệu USD)

vào đó, việc không biết trước được thời gian tồn tại của khủng hoảng cũng làm gia tăng sự lo ngại này.

3.2.2 Tại Việt Nam

Biểu đồ 3.3: Dự trữ ngoại hối Việt Nam (trừ vàng) qua các tháng (triệu USD)

Nguồn: IFS

Nhìn lại giai đoạn 2007-2008 cho thấy rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Xét về mặt tổng thể cả nền kinh tế, những ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt nhất xuất hiện như là thâm hụt thương mại gia tăng, sự giảm sút đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn từ bên ngoài chảy vào, cán cân thanh toán trở nên xấu đi và tiêu dùng giảm sút,…Tuy nhiên xét riêng hệ thống tài ch nh thì trong năm 2008 không có những ảnh hưởng đáng kể. Do hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu, chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng.

Vào ngày 30/09/2008 tại buổi họp báo của Văn ph ng Ch nh phủ, Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết dự trữ ngoại hối nhà nước của ta chủ yếu gửi vào các ngân hàng quốc gia của các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các tổ chức tài chính quốc tế (chiếm 82%). Số còn lại (12%) được gửi đầu tư tại các ngân hàng thương mại có độ tín nhiệm cao theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế. Với các ngân hàng, tập đoàn tài ch nh vừa sụp đổ, khủng hoảng, ông Giàu cho biết là đã không gửi tiền.

Theo báo cáo của tất cả các ngân hàng trong nước gửi về Ngân hàng nhà nước chiều

0 10000 20000 30000

30/9, các ngân hàng không liên quan, không mất mát gì trong việc khủng khoảng, sụp đổ của các ngân hàng, tập đoàn tài ch nh của Mỹ.

Đây ch nh là một trong những lí do cho thấy tại sao trong quí 3 và quí 4 của năm 2008, mức dự trữ ngoại hối lại dao động không mạnh, có một sự sụt giảm nhẹ vào cuối tháng 10, tháng 11 lần lượ là 0,12%, 2,42% so với tháng trước đó và một sự gia tăng vào cuối tháng 12, 2,78% so với tháng 11.

Có thể kết luận rằng dự trữ ngoại hối Việt Nam tại thời điểm này ít bị tác động từ cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu so với các nước khác trên thế giới vào cùng thời điểm. Việt Nam đã t ch lũy thêm được một khoản dự trữ ngoại tệ đáng kể và có thể được đem ra sử dụng cho gói kích thích nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng này. Tuy nhiên, so với quy mô của nền kinh tế, nợ nước ngoài và kim ngạch nhập khẩu thì lượng dự trữ này của là hết sức khiêm tốn. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý rằng với tình trạng nhập siêu nặng nề như hiện nay cùng với sự cạn kiệt dần của dòng vốn nước ngoài, nguy cơ suy giảm dự trữ trong năm 2009 là điều rất khó tránh. Đây là một sự tác động trễ của khủng hoảng đến dự trữ ngoại hối tại Việt Nam. Thực tế đã cho thấy càng về sau mức độ ảnh hưởng lại càng biểu thị rõ. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, mức sụt giảm đáng kể vào giai đoạn qu 2 năm 2009 và đến cuối năm 2009 chỉ còn 16 tỷ USD, giảm 33,02% so với cuối năm 2008.

Tóm lại, dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng đã không chịu nhiều tác động như các nước cùng là thị trường mới nổi khác. Điều này có thể giải thích là do tính mở cửa hệ thống tài chính của Việt Nam chưa rộng: chưa thực sự tự do hóa tài khoản vốn, nguồn nợ nước ngoài ngắn hạn nước ngoài vẫn ở mức kiểm soát, lượng dự trữ được gửi nơi an toàn nên mức dự trữ tuy có sụt giảm nhưng với tốc độ rất chậm thêm vào đó là lượng vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2008 vẫn tiếp tục chảy vào làm cân đối lại phần nào cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, cho đến nay đã xảy ra một sự giảm sút đáng kể trong dự trữ ngoại hối, có thể là do sự tác động trễ của các yếu tố kinh tế vĩ mô.

3.3 Diễn biến của các nhân tố vĩ mô và các tác động đến dự trữ ngoại hối

Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã có những bước tiến khá vững vàng trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong Bản báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vào tháng 10/2009, Việt Nam đã được xếp vào danh sách các nước có thị trường

mới nổi và được đánh giá là thị trường mới nổi hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, với qui mô kinh tế hiện nay vẫn chưa đủ để có thể ảnh hưởng đến mức dự trữ ngoại hối của quốc gia. Do đó, trong phần này chỉ xem xét bốn nhân tố còn lại và trình bày sự tác động của bốn nhân tố đó đến dự trữ ngoại hối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1 Tài khoản vãng lai

Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán quốc tế và làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn trong khi cán cân vốn không đủ bù đắp đã ảnh hưởng xấu đến dự trữ ngoại hối và đặc biệt làm cho tỷ giá thiếu cơ sở để ổn định. Có thể nói, tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai là một hiện tượng không mấy mới lạ tại Việt Nam (biểu đồ 3.4). Từ năm 1996 cho đến năm 2009, Việt Nam gần như liên tục thâm hụt tài khoản vãng lai. Đáng chú ý là bắt đầu từ năm 2007 con số thâm hụt tài khoản vãng lai trở nên rất lớn so với những năm trước. Năm 2006, chỉ thâm hụt ở mức 163 triệu USD. Vậy mà sang đến năm 2007 mức thâm hụt tăng vọt đến gần 7 tỷ USD và hơn 11 tỷ USD vào năm 2008.

Biểu đồ 3.4: Thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam qua các năm (triệu USD)

Nguồn: IFS

Điều này có thể được giải thích một phần bởi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu mới đây đã làm gia tăng tình trạng nhập siêu, kèm theo đó là làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, Trung Quốc,…giảm mạnh. Thật vậy, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, Việt Nam xuất hiện tình trạng nhập siêu đáng báo động và đạt mức cao nhất là tại thời điểm cuối năm 2008, 16.096 tỷ USD (biểu đồ 3.5). Nguyên nhân là do đà tăng trưởng nóng từ năm 2007 chưa được kiểm soát dẫn tới cầu nhập khẩu rất cao, đặc biệt đối với các mặt hàng phục vụ sản xuất. Nhưng kèm theo đó, trên lĩnh vực xuất khẩu và

-12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài có nhiều thuận lợi hơn nên đã đem lại nhiều ngoại tệ cho Việt Nam. Do đó, mặc dù thâm hụt nặng trong năm 2007 và 2008 nhưng lượng dự trữ ngoại hối đã không giảm mà ngược lại c n gia tăng với tốc độ đáng kể liên tục trong 2 năm.

Đến cuối năm 2009, mức nhập siêu có cải thiện, chỉ còn 12.246 tỷ USD giảm với tốc độ 23,92%. Cán cân thương mại thặng dư liên tục trong 3 tháng đầu năm trước khi trở lại mức thâm hụt khoảng 700 triệu USD trong tháng 4, đưa giá trị thặng dư thương mại trong 4 tháng đầu năm của Việt Nam đạt 800 triệu USD. Trong khi đó, các nguồn thu ngoại tệ ch nh như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh so với năm 2008 và cùng với việc doanh nghiệp, người dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng.

Biểu đồ 3.5: Tình hình nhập siêu của Việt Nam qua các năm (triệu USD)

Nguồn: IFS

Điều này một mặt khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm một cách tương ứng từ khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống c n hơn 17 tỷ USD vào quý 3/2009. Tuy nhiên, cho đến những tháng đầu năm 2010, mặc dù mức thâm hụt vẫn duy trì nhưng

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 31)