Căn cứ xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 57 - 58)

 Biến động dự trữ ngoại hối trong giai đoạn 15 năm trở lại đây, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu với một sự sụt giảm đáng lo ngại.

 Mức độ tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến dự trữ ngoại hối quốc gia trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể là một sự tác động mạnh mẽ của tài khoản vốn trong ngắn hạn cũng như dài hạn và theo sau đó là tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái.

 Mục tiêu kinh tế vĩ mô trong thời gian tới của nền kinh tế Việt Nam và xu hướng chính sách tiền tệ trong năm 2010.

 Diễn biến của các biến kinh tế vĩ mô trong cùng giai đoạn. Mà cụ thể là sự sụt giảm trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, gia tăng trong tỷ giá hối đoái trong thời điểm hiện nay.

 Những vấn đề còn tồn tại xung quanh dự trữ ngoại hối của Việt Nam là vấn đề mà giải pháp cần hướng tới:

- Mức dự trữ ngoại hối hiện nay chỉ ở mức tạm chấp nhận được, sẽ còn nhiều khó khăn hơn nếu duy trì mức dự trữ ngoại hối như hiện tại trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu.

- Hiện trạng “đô la hóa” trong nền kinh tế tạo áp lực lên NHNN trong việc gia tăng dự trữ ngoại hối.

- Công tác quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia của NHNN còn nhiều hạn chế. Chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối còn nhiều thụ động.

- Việc phân tích và dự báo của NHNN không phục vụ tốt trong việc đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 57 - 58)