Thu hút nguồn đôla trong dân

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 59)

Chính phủ cần phải ổn định lạm phát trong thời gian dài để xây dựng lại lòng tin của người dân với đồng nội tệ và hệ thống ngân hàng tuyên bố không nhận tiền gửi bằng ngoại tệ nữa.

Chính phủ có thể tăng dự trữ bắt buộc của ngoại tệ lên thật cao. Như vậy ngân hàng thương mại sẽ dừng huy động USD hoặc giảm lãi suất huy động ngoại tệ tới mức thấp nhất có thể để không còn hấp dẫn với người dân nữa. Khi ấy, nếu ai có ngoại tệ thì sẽ bán cho ngân hàng để tiêu bằng tiền nội tệ.

Nhà nước nên khẩn trương tác động, thực hiện kiên quyết việc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước có còn giữ USD trên tài khoản bán lại số USD này cho Ngân hàng để góp phần ổn định tỷ giá hiện nay là vấn đề cấp bách nhất, nếu có 50% số USD mà tập đoàn và tổng công ty nhà nước có nguồn thu ngoại tệ chịu bán lại cho ngân hàng, theo ước tính, tổng lượng ngoại tệ mà các doanh nghiệp còn giữ trên tài khoản vào khoảng 10,3 tỷ USD, thì cũng sẽ có khoảng 5 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu giảm

được nổi khổ vì khát USD trong thanh toán đồng thời cũng ổn định được vật giá đang leo thang theo tỷ giá

Thu hẹp và tiến tới xoá bỏ niêm yết, định giá, thanh toán và kinh doanh ngoại tệ trái phép. Hay chúng ta còn gọi là thì trường "chợ đen". Dù các công cụ bên trong giúp chợ hoạt động là: găm giữ, tạo tin đồn, làm giá, nhưng chúng ta cũng phải công nhân là nó cũng phản ánh hơi thở thị trường, tâm lý chung của người dân, doanh nghiệp khá rõ nét. Vì vậy cần phải có những chính sách minh bạch thông tin, điều tiết hợp lý từ bên trên sẽ khiến chợ thu nhỏ dần quy mô và tự dẹp bỏ. Chợ đen sẽ được chuyển vào các "chợ giao dịch điện tử" minh bạch hơn và quy mô hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

5.4.2 Nhóm giải pháp an toàn dự trữ ngoại hối a.Thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối a.Thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối

Với từng giai đoạn của nền kinh tế sẽ có những diễn biến khác nhau và nhu cầu về dự trữ ngoại hối khác nhau. Cần tùy thuộc vào nhu cầu ngoại tệ, tính thanh khoản của đồng tiền cũng như tình hình thị trường thế giới, điều kiện đất nước vào thời gian đó mà có một cơ cấu thích hợp. Gần đây xuất hiện xu hướng của những đồng tiền như Euro, vàng hay quyền rút vốn đặc biệt SDRs có thể được xem như là một đồng tiền dự trữ quốc tế trong tương lai (được dự đoán bởi các chuyên gia). Việt Nam cần xem xét và nghiên cứu những xu hướng này.

Tuy nhiên việc đưa thêm đồng tiền vào dự trữ, thay thế một đồng tiền trong dự trữ là một vấn đề rất khó khăn vì sẽ có một số ảnh hưởng khá lớn kèm theo việc đó.

Nếu thay thế một đồng tiền này bằng một đồng tiền khác, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ cần phải nghiên cứu những chính sách mới phù hợp với đồng tiền đó, cũng như sẽ thay đổi một số hình thức hoạt động trong hệ thống tài chính của quốc gia để phù hợp với đặc tính cũng như xu hướng của đồng tiền đó.

Nếu đa dạng hóa cơ cấu dự trữ, có nghĩa là thêm một hay một số đồng tiền vào cơ cấu dự trữ đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng của USD xuống và tăng tỷ trọng cho các đồng tiền khác. Việc này sẽ kéo theo những ảnh hưởng mà đòi hỏi một quy mô nền kinh tế và những nhà lãnh đạo tài tình mới có thể đối phó được.

Khi mà hoạt động thương mại và đầu tư diễn ra bằng nhiều loại ngoại tệ hơn, chính sách tỷ giá hướng về ổn định tỷ giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam sẽ không đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Nhiều loại cú sốc tỷ giá ngắn hạn sẽ có thể tác động tới nền kinh tế, như sốc tỷ giá euro/ đồng Việt Nam hay nhân dân tệ/đồng Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, chứ không chỉ sốc đô la Mỹ/ đồng Việt Nam mới đáng lo như hiện nay. Điều đó là do diễn biến linh hoạt của cán cân thanh toán và vai trò tăng lên của các đồng tiền đó trong nền kinh tế (nếu xu thế diễn biến là thế giới sẽ có nhiều loại đồng tiền thanh toán quốc tế hơn với vai trò cân bằng hơn). Nếu muốn giảm bớt những cú sốc tỷ giá như vậy mà vẫn tiếp tục duy trì xu hướng ổn định tỷ giá như hiện nay, thì không biết lúc đó có bao nhiêu loại tỷ giá Ngân hàng Nhà nước phải quan tâm ổn định?

Với những lí do trên, trong ngắn hạn dự trữ ngoại hối nên giữ cơ cấu với nguồn ngoại tệ chủ yếu là USD. Một phần vì việc quản lý dự trữ ngoai hối của Việt Nam và việc đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô còn tồn tại nhiều mặt hạn chế và chưa thể ứng phó với cùng một lúc sự biến đổi bất lợi của nhiều tỷ giá. Một phần là vì nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn hiện nay đang trong giai đoạn tăng trưởng trở lại, đồng USD đang dần lên giá. Thế nhưng, trong dài hạn, Việt Nam nên nghiên cứu và bổ sung thêm vào cơ cấu dự trữ ngoại tệ một đồng ngoại tệ khác. Nhóm nghiên cứu đề nghị đồng Euro, mặc dù trong thời gian này, đồng Euro đang trong giai đoạn khủng hoảng nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia, đồng tiền này sẽ khởi sắc. Bên cạnh đó, trong thời gian này, Việt Nam nên chuẩn bị dần những điều kiện cần thiết cho một sự thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối trong tương lai.

b.Hướng đầu tư mới

Dự trữ ngoại hối Việt Nam hiện nay có thể đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu trong khỏang 3 tháng, được xem là đủ theo thong lệ quốc tế(12 đến 14 tuần). Trong tương lai, nguồn dự trữ dự kiến tăng do các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật… đang dần hồi phục sau khủng hoảng và suy thoái. Đây cũng là những thị trường xuất khẩu chính, cũng như là những nước có vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp lớn vào Việt Nam trong thời gian qua, hỗ trợ cho nguồn thu ngoại tệ của nước ta. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý trong bối cảnh dự trữ ngoại hối có khả năng lớn tăng cao trong tương lai là phải đa dạng hóa loại hình đầu tư và đi kèm với nó là một số vấn đề cần lưu tâm như vấn đề cần hạch toán theo tiêu chuẩn quốc tế, vấn đề lựa chọn đối tác đầu tư và vấn đề điều hành tỷ giá trong nước. Việc

đầu tư dự trữ ngoại hối trong bối cảnh dự trữ ngoại hối tăng vào các tài sản ngoại tệ dài hạn có thể đem lại thu nhập cao hơn nhưng lại chứa đựng rủi ro và khó có thể sử dụng để can thiệp để bình ổn tỷ giá và lạm phát như đầu tư vào các công cụ tài chính ngắn hạn. Do đó, chúng ta phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữ hai hình thức đầu tư nhằm đạt được hiệu quả và tính an toàn cao nhất.

Viêt Nam có thể tham khảo kinh ngiệm của một số quốc gia thành công trong việc quản lý ngoại hối như Hàn Quốc,Trung Quốc. Về đồng tiền, chúng ta có thể đầu tư dự trữ vào USD, EUR, JPY, GBP. Về công cụ đầu tư, nên đầu tư vào các công cụ có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu quốc gia, trái phiếu công ty do các tổ chức tài chính phát hành, trái phiếu công ty do người nước ngoài quản lý. Về tiêu chuẩn đối tác đầu tư, thì nên chỉ đầu tư vào các đối tác có xếp hạng tín nhiệm từ AA trở lên.

Ngoài ra trong bối cảnh hiện nay, Việt nam là đất nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên có thể dùng nguồn dự trữ dư thừa để đầu tư vào những cái Việt Nam còn thiếu. dự trữ ngoại hối có hiệu quả nhất trên 3 mặt:

Một là mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến, tăng cường năng lực sáng tạo tự chủ của doanh nghiệp trong nước, tăng cường cạnh tranh để đạt được ngoại tệ nhiều hơn.

Hai là mua sắm tài nguyên thiếu hụt cấp bách. đất nước ta tài nguyên không thiếu, nhưng khả năng và thiết bị khai thác còn rất nhiều hạn chế, sản xuất hàng hóa và dịch vụ cũng chưa đạt năng suất cao do chưa tiếp cận được hết những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới. Do đó, chúng ta nên đầu tư dự trữ vào việc mua sắm máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước.

Ba là tham gia đóng góp cổ phần với doanh nghiệp nước ngoài. Nước ngoài có rất nhiều doanh nghiệp tốt, hiện nay gặp khó khăn, nếu tham gia đóng góp cổ phần, sẽ có lợi đối với việc thâm nhập thị trường thế giới.

Ngoài ra, chỉ số thị trường chứng khoán vẫn trong mức tương đối an toàn, có thể nghiên cứu gia tăng dùng dự trữ ngoại hối đầu tư vào thị trường cổ phiếu, trong tình hình thị trường hiện nay, cùng với thị trường cổ phiếu dần dần ổn định, chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu tăng cường đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài hoặc thị trường hàng hoá kỳ hạn, và các công cụ không truyền thống khác như trái phiếu công ty, chứng khoán của các

nước phát triển, Quĩ bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán của thị trường mới nổi nhưng phải đặc biệt tính đến việc sử dụng các quĩ quản lý của nước ngoài khi đầu tư vào các công cụ không truyền thống này nhằm đạt tỷ suất sinh lợi hợp lý và tối thiểu hóa rủi ro… Hiện nay, nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng chương trình quản lý tài sản nợ có (asset liability management- ALM approach (phụ lục 10) thành công. Trong tương lai, chúng ta cũng nên cân nhắc việc sử dụng mô hình này do nước ta cũng có sự chênh lệch lớn giữa tài sản có nước ngoài ròng và tài sản nợ trong nước và có sự xung đột giữa việc quản lý dự trữ ngoại hối và chính sách tiền tệ. NHTW không nên theo đuổi các biến động ngắn hạn trên thị trường ngoại hối và mỗi quyết định đầu tư và cơ cấu đầu tư tổng thể nên dựa theo mối quan hệ giữa tài sản nợ và có trên bảng cân đối tài sản theo mô hình tài sản nợ- có .

5.4.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả dự trữ ngoại hối a.Quản lý dự trữ ngoại hối

Việc tăng cường thu mua ngoại tệ và vay nợ nước ngoài đã là một vấn đề lớn trong việc gia tăng dự trữ. Thế nhưng, việc sử dụng có hiệu quả lượng dự trữ ngoại hối có được vẫn còn nhiều hạn chế. Cần có những giải pháp cho mặt tồn tại này:

 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý DTNH và cán bộ phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô. NHNN cần thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, đồng thời tổ chức những buổi hội thảo và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro trong hoạt động đầu tư, nghiên cứu hệ thống văn bản chế độ, quy chế quy định liên quan đến hoạt động đầu tư dự trữ.

 Xây dựng một chiến lược đào tạo có hệ thống, kết hợp đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài, kết hợp giữa đào tạo cơ bản và lâu dài. Công tác đào tạo cần chú trọng đến các nghiệp vụ cơ bản và chuyên sâu của hoạt động kinh doanh và đầu tư, đặc biệt là nghiệp vụ mới của thị trường quốc tế nhằm nhanh chóng tạo ra được một đội ngũ các nhà kinh doanh và đầu tư có tầm cơ quốc tế, đặc biệt đào tạo nhân lực tác nghiệp.

 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót kịp thời trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đầu tư DTNH.

b.Sử dụng mô hình định lượng mới

Như đã phân tích ở chương 3, những mặt hạn chế của các mô hình kinh tế được sử dụng hiện nay đã không phục vụ một các tốt nhất trong việc đưa ra những chính sách kinh tố vĩ

mô hiệu quả. Các mô hình được sử dụng còn sử dụng quá nhiều giả thiết và chưa phản ánh hết ý nghĩa diễn biến của các chuỗi thời gian, đặc biệt là đối với các chuỗi không dừng.

Bảng 5.1: Phân tích chuỗi thời gian

TRƯỜNG HỢP 1

Nếu: Yt : I(0)

Xt : I(0)

 Dùng phương pháp OLS để phân tích mối quan hệ

Hiếm khi xảy ra đối với các biến kinh tế

TRƯỜNG HỢP 2

Nếu: Yt : I(1)

Xt : I(1)

Yt và Xt không có đồng liên kết

 OLS trở nên vô hiệu

 2 khả năng

(1) Ước lượng độ co giãn: GLS

(2) Phân tích tác đông ngắn hạn: thuyết nhân quả Granger

Được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm TRƯỜNG HỢP 3 Nếu: Yt : I(1) Xt : I(1) Yt và Xt có đồng liên kết

 Dùng OLS phân tích mối quan hệ dài hạn

 2 khả năng

(1) Phân tích tác động ngắn hạn: phương pháp nhân quả của Granger

(2) Phân tích tác động ngắn hạn và dài hạn: đồng liên kết và hiệu chỉnh sai số của thuyết nhân quả Granger

Được sử dụng rộng rãi trong các nhiên cứu thực nghiệm TRƯỜNG HỢP 4 Nếu: Yt : I(d) Xt : I(d’) d ≠ d’

Yt và Xt không có đồng liên kết hoặc có đồng liên kết

 OLS trở nên vô hiệu

 VECM của thuyết nhân quả Granger không thể áp dụng

 phương pháp được áp dụng phổ biến trong phân tích tác động là:

(1) phương pháp Toyota và Yamamoto của thuyết nhân quả Granger (2) Mô hình ARDL

Những phương pháp này gần đây mới được sử dụng

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn của phát triển và hội nhập, do đó sẽ còn nhiều yếu tố bất ngờ phát sinh và diễn biến của các biến vĩ mô cũng như các tác động qua lại giữa chúng sẽ ngày càng phức tạp hơn. Hình thành một “tấm đệm” dự trữ ngoại hối an toàn để phòng ngừa những biến động bất ngờ trong quá trình này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên như thế nào là đủ và an toàn. Vì thế, cần lắm những mô hình hiệu quả nhất trong việc xác định các yếu tố tác động, mức độ tác động và từ đó đưa ra một mô hình dự báo hiệu quả.

Mô hình Đồng Liên Kết và VECM thích hợp cho những tính toán này. Mô hình Đồng Liên Kết có thể khắc phục những sai lầm trong phân tích sự tác động dài hạn giữa các biến chuỗi không dừng. VECM kiểm định cùng một lúc nhiều biến chuỗi thời gian và kết quả được sử dụng trong phân tích ngắn hạn. VECM còn cho ra kết quả sự tác động trễ giữa các biến.

Mặc dù các biến chuỗi kinh tế thường rơi vào trường hợp là không dừng ở bậc 0 nhưng lại dừng ở nhiều bậc khác. Tùy vào bậc dừng của các biến quan sát và có đồng liên kết hay không mà có một cách áp dụng phương pháp tương ứng để phân tích các tác động giữa các biến quan sát một cách tốt nhất. Bảng 5.1 cho biết những phương pháp phân tích tác động tương tứng với từng trường hợp.

5.5 Tính khả thi của các nhóm giải pháp

Giải pháp được đưa ra dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về mức độ tác động của các biến kinh tế vĩ mô đối với dự trữ ngoại hối, là kết quả của việc thực hiện kiểm định, ước lượng bằng các phương pháp kinh tế lượng mới.

Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy vì chủ yếu được thu thập từ nguồn thống kê của IMF (IFS).

5.6 Hạn chế của các nhóm giải pháp

Giải pháp giảm chi phí cơ hội chỉ được đưa ra nhằm cải thiện một mặt nào đó trong chi

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)