Tài khoản vốn

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 37)

Trái ngược với trạng thái luôn thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai, cán cân vốn của Việt Nam luôn ở trong trạng thái thặng dư từ năm 2001 đến nay. Tổng mức thặng dư của cán cân vốn trong 8 năm qua ước đạt khoảng 51.875 tỷ USD, bù đắp được trên 71% tổng

-18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Như vậy, mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể cộng dồn của cả giai đoạn 2001- 2009 chỉ vào khoảng 20.62 tỷ USD, bằng khoảng 29% tổng mức thâm hụt cán cân thanh toán tài khoản vãng lai và bằng khoảng 5% GDP.

Có thể dễ dàng nhận ra sự tác động khá mạnh mẽ của việc gia nhập WTO vào ngày 11/12/2006 đến tài khoản vốn của Việt Nam. Trước đó, tình hình tài khoản vốn luôn đạt trạng thái thặng dư và chỉ thâm hụt vào năm 2000 nhưng với con số khá nhỏ. Đến giai đoạn 2000 – 2006, tài khoản vốn theo hướng tăng dần và ổn định xung quanh mức 2.87 tỷ USD. Nhưng đến năm 2007, có một sự tăng vọt trong tài khoản vốn, từ mức thặng dư 3.088 tỷ USD vào năm 2006 đã tăng lên đến 17.540 tỷ USD vào năm 2007, tăng 468% (biểu đồ 3.6). Điều này đồng thời cũng đã làm cho lượng dự trữ ngoại hối của quốc gia gia tăng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, 75%/năm, thông qua việc mua hơn 9 tỷ USD từ luồng vốn nước ngoài chảy vào.

Sau đó tốc độ gia tăng tài khoản vốn giảm dần và đạt khoảng 8.67 tỷ USD vào năm 2009. Mặc dù diễn biến khá phức tạp nhưng tài khoản vốn trong những năm qua đã làm tốt vai tr bù đắp thâm hụt cho tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, tình hình có theo chiều hướng xấu, do việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng găm giữ đôla, gây căng thẳng không đáng có và cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 đã bị thâm hụt khoảng 1.9 tỷ USD, trong khi nguồn ngoại tệ của đất nước vẫn khá dồi dào. Thêm vào đó một số nguồn vốn đã bị suy giảm như giải ngân vốn FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài,…Đứng trước tình trạng này, NHNN đã chi tiêu dự trữ vào gói k ch cầu làm giảm khá mạnh nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia.

Diễn biến trên cho thấy một sự tác động khá lớn của tài khoản vốn đến dự trữ ngoại hối của quốc gia nhất là sự tác động của luồng vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, do Việt Nam chỉ mới là một nước đang phát triển với thị trường mới nổi nên chưa tận dụng được hết những thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài được tạo ra từ việc gia nhập WTO. Các luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tuy rằng khá lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Vì rằng khi đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp phát triển mạnh, nghĩa là quá trình chuyển đổi tài sản tài ch nh ở nước ngoài thành tài sản tài ch nh trong nước được chấp thuận thì sẽ bị đ i hỏi phải chấp nhận chiều ngược lại với lý do bảo vệ lợi ch của các nhà đầu tư nước ngoài.

Biểu đồ 3.6: Tài khoản vốn của Việt Nam qua các năm (triệu USD)

Nguồn: IFS

Do đó, ch nh sự e dè kèm của các nhà đầu tư theo những chinh sách hạn chế đầu tư nước ngoài của chính phủ đã dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, số lượng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. T nh đến tháng 4/2010, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài vào khoảng 170 triệu USD và con số này được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian sắp tới. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như cải thiện tốt hơn lượng dự trữ ngoại hối của quốc gia.

3.3.3 Tỷ giá hối đoái

Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm. Theo đó, tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do NHNN công bố và một biên độ được ấn định sẵn.

Biểu đồ 3.7: Tình hình tỷ giá hối đoái của Việt nam qua các năm

Nguồn: IFS -2000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Những nghiên cứu gần đây nhận định rằng đối với chế độ tỷ giá cố định cần một mức dự trữ ngoại hối cao hơn so với chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí. Một mặt, việc chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt đã một phần nào làm giảm sức ép lên dự trữ ngoại hối. Một mặt, chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí chịu sự điều tiết của thị trường do đó để bình ổn tỷ giá đ i hỏi cần có một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn nhất định để can thiệp.

Bảng 3.1 cho thấy tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong 15 năm qua tăng liên lục và có những năm tốc độ gia tăng tăng khá đột biến với 10,3% vào năm 1997, 13% vào năm 1997. Sau đó, duy trì ổn định với tốc độ gia tăng bình quân là 1,7% một năm trong v ng 9 năm. Đến năm 2008 và 2009, tốc độ gia tăng trong TGHĐ lại có sự biến động lớn và đáng chú ý, 5,4% vào năm 2008 và 4,5% vào năm 2009.

Xét riêng tình hình tỷ giá của 2 năm 2008 và 2009 cho thấy một diễn biến khá phức tạp của TGHĐ.

Tỷ giá đợt đầu năm 2008 liên tục giảm, đạt mức thấp nhất khoảng 15.960 đồng trong tháng 3, rồi tăng vọt tới mức hơn 19.000 đồng ở thời điểm cuối tháng 6, trở lại bình ổn đến tháng 11và sau đó có biến động mạnh vào tháng 12 tăng lên đến 16.977. Ch nh sách can thiệp tỷ giá thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả là do d ng tiền ngoại hối vào và ra không khớp nhau khi các nhà đầu tư nước ngoài dồn vốn để đầu tư vào đầu năm và rút vốn ồ ạt tại thời điểm tháng 5, tháng 6 và qu 4/2008.

T nh đến qu 4/2009, lại xuất hiện một sự tăng vọt đáng chú ý vào tháng 11, 5,6% so với tháng 10 và giảm nhẹ trong tháng 12 tại mức 17.941. Và cho đến nay, TGHĐ đã tăng lên mức 18.544, tăng 9,49% so với tháng 4 năm 2009. Lý do của sự gia tăng này là do tình trạng “đô la hóa” không ch nh thức ở nước ta.

Biểu đồ 3.8: Tình hình TGHĐ năm 2008 Biểu đồ 3.9: Tình hình TGHĐ năm 2009

Nguồn: IFS Nguồn: IFS

15000 16000 17000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 16000 17000 18000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Về lý thuyết muốn duy trì tỷ giá ổn định phải cân đối được cung cầu ngoại tệ. Nói cách khác điều hành tỷ giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cán cân thương mại, cán cân vốn, cán cân vãng lai. Muốn điều hành tốt tỷ giá phải cân đối được nguồn vốn vào, nguồn vốn ra. Tuy nhiên, trong thời gian qua, NHNN đã sử dụng biện pháp chủ động điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, biên độ dao động tỷ giá, ấn định lãi suất tiền gửi ngoại tệ tối đa để tăng t nh thanh khoản trên thị trường ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến kh ch xuất khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Như vậy, với nhân tố tỷ giá hối đoái, sự tác động lên dự trữ ngoại hối quốc gia trong những năm qua là không quá lớn.

3.3.4 Chi phí cơ hội của việc dự trữ ngoại hối

Do chi ph cơ hội được đo lường bằng sai biệt lãi suất nên trong bài nghiên cứu này lấy 2 loại lãi suất là: lãi suất tái cấp vốn ở Việt Nam (VN rate) và lãi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ (US Fed) để đo lường nhân tố chi ph cơ hội. Đến đây có thể đơn giản hiểu rằng chi ph cơ hội chính là khoản chi phí chúng ta mất đi khi nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ thay vì mang đi đầu tư trong nước với mức lãi suất chính bằng lãi suất tái cấp vốn.

Giai đoạn 2000-2003:

Trong giai đoạn này Fed đã hạ lãi suất đến 13 lần, từ 6,25% xuống còn 1% nhằm chống lại suy thoái kinh tế. Tháng 11 năm 2002, lãi suất do Fed điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức còn thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Ngày 25/3/2003 lãi suất Fed tụt xuống mức 1% thấp nhất kể từ tháng 7/ 1958 (0.68%).

Lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam trong khoảng thời gian này cũng có sự sụt giảm nhưng không nhiều như Fed, duy trì trong khoảng 4,8% - 6%. Điều này liệu có dẫn đến việc sụt giảm dự trữ ngoại hối Việt Nam hay không. Thực tế lại không như vậy, mức dự trữ vẫn tăng trong những năm này vì khi đó làn sóng vốn đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam cũng đang tăng rất mạnh.

Giai đoạn 2004-2007:

Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang đà tăng trưởng, Cục dự trữ liên bang bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi đó lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam tiếp tục được giữ ổn định ở mức 6% - 6,5%. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian này. Tốc độ tăng trưởng của dự trữ trong thời gian này là khá nhanh và đỉnh điểm chính là thời điểm cuối năm 2006 sang năm 2007, tăng 10.095 tỷ USD tương ứng 75%/năm, từ 13.384 tỷ USD năm 2006 đến 23.479 tỷ USD cuối năm 2007.

Biểu đồ 3.10: Diễn biến của VN rate và US Fed qua các năm

Giai đoạn 2008-nay:

Cuộc khủng hoảng tài ch nh đã làm cho cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất trong thời gian này để có thể hỗ trợ được thị trường tài chính. Mức lãi suất siêu thấp 0% - 0,25% được duy trì trong một thời gian dài nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế vốn đang diễn ra chậm chạp. Còn ở Việt Nam, ngoại trừ năm 2008 với những biến động lãi suất bất thường: tăng lên 15% và giảm xuống lại 8% nhằm tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam đang được duy trì ở mức ổn định là 7%-8%.

Việc lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm thấp đến mức 0%-0,25% và lãi suất Việt Nam duy trì ở mức 7% - 8% đã có những tác động xấu đến mức dự trữ của Việt Nam trong thời gian qua. Mức dự trữ đã giảm liên tục mức 23 tỷ USD hồi tháng 12 năm 2008 xuống còn 17.6 tỷ USD hồi tháng 6/2009 vừa rồi. Số dữ trữ này chỉ đủ cho 3 tháng nhập khẩu theo tốc độ hiện nay. Nhưng để dẫn đến sự sụt giảm này thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và chi ph cơ hội chỉ tác động một phần nhỏ lên đó.

Nguồn: NHNN, Fed 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 US Fed VN rate

Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp vào danh sách những nước có thị trường mới mổi và cũng là một trong những quốc gia có mức dự trữ ngoại hối khá khiêm tốn. Để vẽ nên một bức chân dung chân thật về toàn cảnh dự trữ ngoại hối, nhóm nghiên cứu đã đi sâu vào việc tìm hiểu biến động của dự trữ ngoại hối Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2009, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thông qua đó, đánh giá những vấn đề còn tồn tại và góp phần làm suy yếu ngày một trầm trọng hơn dự trữ ngoại hối quốc gia.

Thêm vào đó, để hiểu rõ hơn những biến động này, nhóm nghiên cứu đã xem xét diễn biến của các biến kinh tế vĩ mô và mức độ tác động của các biến này đến dự trữ ngoại hối trong thời gian. Từ đó, có một nhận định ban đầu về mức độ tác động làm cơ sở cho việc nghiên cứu dự trữ ngoại hối, phân t ch các tác động ngắn và dài hạn thông qua các kết quả ước lượng, kiểm định ở chương 4.

Chương 4:

Nghiên cứu dự trữ ngoại hối và ước lượng mô hình dự trữ

4.1 Đánh giá qui mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam

4.1.1 Tiêu chí tỷ lệ dự trữ ngoại hối và giá trị nhập khẩu

Theo số liệu thống kê cho thấy thì từ năm 1996 dự trữ ngoại hối của Việt Nam liên tục tăng qua các năm, số tháng nhập khẩu được đảm bao bằng dự trữ cũng dần tiến tới mức an toàn. Mức dự trữ hiện nay đủ cho khoảng 3 tháng nhập khẩu, đạt mức an toàn theo Fisher( 2001). Mức dự trữ cải thiện qua các năm cho thấy những nỗ lực của Nhà nước trong việc quản lý nguồn dự trữ ngoại hối đã có những kết quả tốt, sự hỗ trợ cho thanh toán quốc tế được đảm bảo. Tuy nhiên có một sự sụt giảm trong quy mô dự trữ lẫn số tháng nhập khẩu được đảm bảo bởi dự trữ vào cuối năm 2009. Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, cuộc khủng hoảng này bắt đầu ở Mỹ và sau đó ảnh hưởng ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Kết quả này là tất yếu bởi Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và hầu như ngoại tệ thu được là từ xuất khẩu. Một khi tiêu dùng của người dân mỹ giảm do khủng hoảng thì nguồn ngoại tệ thu được của Việt Nam cũng giảm. Hơn nữa, mức sụt giảm này là không đáng kể, và mức dự trữ hiện tại của Việt Nam vẫn đủ để đảm bảo cho thanh toán quốc tế và bình ổn tỷ giá trong một chừng mực nào đó.

Với các nước có chiều hướng tự do hoá tài khoản vốn hay có chế độ tỷ giá linh hoạt có sự kiểm soát của Nhà nước như Việt Nam, nếu chỉ sử dụng nguyên tắc so sánh mức dự trữ ngoại hối với 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ không thích hợp vì có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro đảo chiều một cách đột ngột của các luồng vốn ngắn hạn như luồng vốn đầu tư gián tiếp. Do đó, chúng ta cần có một lượng dự trữ ngoại hối lớn hơn để sẵn sàng can thiệp khi xảy ra hiện tượng rút vốn và chuyển tiền ồ ạt ra nước ngoài.

Năm DTNH NK 1996 1.7 1.7 1997 2 1.8 1998 2 1.8 1999 3.3 2.9 2000 3.4 2.4 2001 3.7 2.5 2002 4.1 2.3 2003 6.2 2.8 2004 7.2 2.5 2005 9.2 2.8 2006 13.4 3.4 2007 23.5 4.3 2008 23.9 3.4 2009 17 2.7

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Bảng 4.1: Số tháng nhập khẩu có thể được tài trợ bằng dự trữ ngoại hối qua các năm

4.1.2 Tiêu chí tỷ lệ dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài ngắn hạn nước ngoài

Cũng như số tháng nhập khẩu được đảm bảo bởi dự trữ, tỷ lệ dự trữ trên nợ ngắn hạn nước ngoài cũng tăng qua các năm, thậm chí tốc độ tăng còn nhanh hơn cả số tháng nhập khẩu được đảm bảo. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy khả năng tài trợ tốt cho cả nền kinh tế của dự trữ ngoại hối trong trường hợp không có các khoản vay mượn nước ngoài trong 1 năm. Hơn nữa, tỷ lệ này lại còn cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn của nước ngoài trong năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 37)