Theo số liệu thống kê cho thấy thì từ năm 1996 dự trữ ngoại hối của Việt Nam liên tục tăng qua các năm, số tháng nhập khẩu được đảm bao bằng dự trữ cũng dần tiến tới mức an toàn. Mức dự trữ hiện nay đủ cho khoảng 3 tháng nhập khẩu, đạt mức an toàn theo Fisher( 2001). Mức dự trữ cải thiện qua các năm cho thấy những nỗ lực của Nhà nước trong việc quản lý nguồn dự trữ ngoại hối đã có những kết quả tốt, sự hỗ trợ cho thanh toán quốc tế được đảm bảo. Tuy nhiên có một sự sụt giảm trong quy mô dự trữ lẫn số tháng nhập khẩu được đảm bảo bởi dự trữ vào cuối năm 2009. Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, cuộc khủng hoảng này bắt đầu ở Mỹ và sau đó ảnh hưởng ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Kết quả này là tất yếu bởi Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và hầu như ngoại tệ thu được là từ xuất khẩu. Một khi tiêu dùng của người dân mỹ giảm do khủng hoảng thì nguồn ngoại tệ thu được của Việt Nam cũng giảm. Hơn nữa, mức sụt giảm này là không đáng kể, và mức dự trữ hiện tại của Việt Nam vẫn đủ để đảm bảo cho thanh toán quốc tế và bình ổn tỷ giá trong một chừng mực nào đó.
Với các nước có chiều hướng tự do hoá tài khoản vốn hay có chế độ tỷ giá linh hoạt có sự kiểm soát của Nhà nước như Việt Nam, nếu chỉ sử dụng nguyên tắc so sánh mức dự trữ ngoại hối với 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ không thích hợp vì có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro đảo chiều một cách đột ngột của các luồng vốn ngắn hạn như luồng vốn đầu tư gián tiếp. Do đó, chúng ta cần có một lượng dự trữ ngoại hối lớn hơn để sẵn sàng can thiệp khi xảy ra hiện tượng rút vốn và chuyển tiền ồ ạt ra nước ngoài.
Năm DTNH NK 1996 1.7 1.7 1997 2 1.8 1998 2 1.8 1999 3.3 2.9 2000 3.4 2.4 2001 3.7 2.5 2002 4.1 2.3 2003 6.2 2.8 2004 7.2 2.5 2005 9.2 2.8 2006 13.4 3.4 2007 23.5 4.3 2008 23.9 3.4 2009 17 2.7
Nguồn: Nhóm nghiên cứu
Bảng 4.1: Số tháng nhập khẩu có thể được tài trợ bằng dự trữ ngoại hối qua các năm