Tài khoản vãng lai

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 36 - 37)

Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán quốc tế và làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn trong khi cán cân vốn không đủ bù đắp đã ảnh hưởng xấu đến dự trữ ngoại hối và đặc biệt làm cho tỷ giá thiếu cơ sở để ổn định. Có thể nói, tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai là một hiện tượng không mấy mới lạ tại Việt Nam (biểu đồ 3.4). Từ năm 1996 cho đến năm 2009, Việt Nam gần như liên tục thâm hụt tài khoản vãng lai. Đáng chú ý là bắt đầu từ năm 2007 con số thâm hụt tài khoản vãng lai trở nên rất lớn so với những năm trước. Năm 2006, chỉ thâm hụt ở mức 163 triệu USD. Vậy mà sang đến năm 2007 mức thâm hụt tăng vọt đến gần 7 tỷ USD và hơn 11 tỷ USD vào năm 2008.

Biểu đồ 3.4: Thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam qua các năm (triệu USD)

Nguồn: IFS

Điều này có thể được giải thích một phần bởi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu mới đây đã làm gia tăng tình trạng nhập siêu, kèm theo đó là làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, Trung Quốc,…giảm mạnh. Thật vậy, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, Việt Nam xuất hiện tình trạng nhập siêu đáng báo động và đạt mức cao nhất là tại thời điểm cuối năm 2008, 16.096 tỷ USD (biểu đồ 3.5). Nguyên nhân là do đà tăng trưởng nóng từ năm 2007 chưa được kiểm soát dẫn tới cầu nhập khẩu rất cao, đặc biệt đối với các mặt hàng phục vụ sản xuất. Nhưng kèm theo đó, trên lĩnh vực xuất khẩu và

-12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài có nhiều thuận lợi hơn nên đã đem lại nhiều ngoại tệ cho Việt Nam. Do đó, mặc dù thâm hụt nặng trong năm 2007 và 2008 nhưng lượng dự trữ ngoại hối đã không giảm mà ngược lại c n gia tăng với tốc độ đáng kể liên tục trong 2 năm.

Đến cuối năm 2009, mức nhập siêu có cải thiện, chỉ còn 12.246 tỷ USD giảm với tốc độ 23,92%. Cán cân thương mại thặng dư liên tục trong 3 tháng đầu năm trước khi trở lại mức thâm hụt khoảng 700 triệu USD trong tháng 4, đưa giá trị thặng dư thương mại trong 4 tháng đầu năm của Việt Nam đạt 800 triệu USD. Trong khi đó, các nguồn thu ngoại tệ ch nh như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh so với năm 2008 và cùng với việc doanh nghiệp, người dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng.

Biểu đồ 3.5: Tình hình nhập siêu của Việt Nam qua các năm (triệu USD)

Nguồn: IFS

Điều này một mặt khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm một cách tương ứng từ khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống c n hơn 17 tỷ USD vào quý 3/2009. Tuy nhiên, cho đến những tháng đầu năm 2010, mặc dù mức thâm hụt vẫn duy trì nhưng lượng dự trữ ngoại hối tương đối được giữ vững do lượng thâm hụt này theo đánh giá là được tài trợ tốt bởi mức giải ngân FDI cũng như nguồn kiều hối dổi dào trong quí 1/2010.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 36 - 37)