Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 63 - 65)

2.1 Yêu cầu mới trong xây dựng NNL của tỉnh

2.1.2 Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiềm năng nhân, tài, vật lực và nhiều cơ hội lớn do bối cảnh kinh tế đất nước và quốc tế đem lại, với mục tiêu: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển. Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ, phát triển NNL, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân... Phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Phát huy những lợi thế của mình, tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước khẳng định vị thế và tầm vóc của mình trong bức tranh kinh tế - xã hội của cả nước. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 145/2004/QĐ - TTg (13-08-2004) về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc

62

Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với 8 tỉnh, trong đó có Vĩnh Phúc khẳng định: "Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ một cách có hiệu quả và bền vững; đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, luôn giữ vai trò đầu tàu đối với cả vùng Bắc Bộ và cả nước trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, cùng phát triển, đi đầu về hợp tác quốc tế, về thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường" [48, tr.5].

Đồng thời xác định mục tiêu cụ thể trong xây dựng, phát triển kinh tế là đưa tỷ lệ GDP của vùng so với GDP cả nước đạt từ 18% - 19% vào năm 2010. Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà

các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Vĩnh Phúc tập trung là: “Phát triển và

nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

của vùng và của cả nước”.[48, tr.8].

Với mục tiêu như vậy, Đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XIV (2005) cũng đưa ra một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010: Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; Đẩy mạnh công trình phát triển đô thị và xây dựng nông mới; Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ; Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Coi trọng phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

63

năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết một lòng, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thử thách, khắc phục hạn chế yếu kém, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh giàu mạnh, phồn vinh.

2.2 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương của Đảng vào

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)