Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 65 - 68)

2.1 Yêu cầu mới trong xây dựng NNL của tỉnh

2.2.1Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

2.2.1 Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực lực

Mục tiêu chiến lược của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta là tạo ra một bước phát triển cơ bản đạt tới trình độ một nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn vậy, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để CNH, HĐH, trong đó phải đặc biệt coi trọng tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn lực con người – nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững cho đất nước.

Trong xu thế toàn cầu hóa, phát triển NNL là một vấn đề mang tính chiến lược của tất cả các quốc gia. Việt Nam trải qua hơn hai thập kỷ tiến hành đường lối đổi mới, sở dĩ đạt được những thành tựu to lớn, bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào một giai đoạn phát triển mới là nhờ sự đúng đắn trong hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Chúng ta đã xác định phát triển con người là trung tâm của mọi sự phát triển, con người vừa là mục tiêu đồng thời là động lực quan trọng nhất của sự phát triển đất nước.

Ngày 02-11-2005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010” với những mục tiêu:

64

- Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương.

- Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học. Xây dựng một vài trường đại học đẳng cấp quốc tế.

- Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 70 - 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 25% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ.

- Các trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; nguồn thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học vào năm 2010 và 25% vào năm 2020.

65

- Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học.

Trên cơ sở nhận định thời cơ và thách thức mới trong thế kỉ XXI, xuất phát từ thực tiễn của đất nước sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) của Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát đến năm 2010 là đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Muốn đạt được mục tiêu đó Đại hội cũng đề ra một loạt chủ trương và giải pháp lớn, trong đó có vấn đề về giáo dục và đào tạo. Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển NNL chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm nghề quận, huyện. Tạo chuyển hướng căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các hình thức phát triển dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập tại doanh nghiệp, làng nghề…tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề lập nghiệp. Vai trò và tầm quan trọng của NNL trong quá trình phát triển đất nước luôn được Đảng ta nhấn mạnh và phát triển NNL là một nội dung quan trọng được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần X (năm 2006 và nhiều Nghị quyết Trung ương Đảng luôn nhất quán: đáp ứng yêu cầu về con người và NNL là nhân tố quyết

66

định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH. Cần tạo ra bước chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng NNL cả thể lực, trí lực, phẩm chất chính trị, đạo đức để phát huy tính tích cực xã hội của nhân dân, khơi dậy nhân tố con người xã hội chủ nghĩa là khâu quan trọng hàng đầu đối với xã hội ta hiện nay.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 65 - 68)