Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng và phát triển nguồn

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 68 - 74)

triển nguồn nhân lực (2005 – 2010)

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề xây dựng, phát triển NNL và thực hiện chủ trương và đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và nhân dân trong toàn Tỉnh phối kết hợp chặt chẽ cùng với sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương để công tác phát triển NNL được triển khai ở tất cả các huyện, thành phố, mọi cơ quan ban ngành, tổ chức đoàn thể và nhân dân. Nhiều cấp ủy Đảng đã có những nghị quyết chuyên đề về phát triển NNL, đề ra những giải pháp sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển NNL.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, đã tiến hành trọng thể từ ngày 05-12-2005 đến 08-12-2005. Đại hội đã mở ra cho tỉnh một giai đoạn mới với nhiều chủ trương chính sách đề ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển NNL.

Đại hội đã đề ra mục tiêu của Tỉnh về phát triển kinh tế là: “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định, bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực…” [59, tr.32].

67

Để đạt được những mục tiêu trên, Đại hội cũng có đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ: “Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [59, tr.42]. Với nhiệm vụ này, Đại hội có các giải pháp đồng bộ nhằm đào tạo NNL có cơ cấu đồng bộ và có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ lao động trong khu nông nghiệp còn 4 % lực lượng lao động xã hội. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề tạo nguồn lao động có chất lượng cung cấp cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh tế, nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng các loại hình đào tạo, mở rộng các cơ sở dạy nghề, tăng cường liên kết các cơ sở đào tạo của Trung ương, đặc biệt các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn để đẩy mạnh đào tạo NNL, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Ngoài ra Đại hội cũng đề cập tới nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ bằng cách: Mở rộng quy mô giáo dục một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chú trọng mở rộng quy mô dạy nghề và TCCN. Tạo điều kiện để xây dựng thêm một số trường đại học trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất trong nhà trường. Phấn đấu năm 2010 có 90% trẻ em từ 3-5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục mần non; phổ cập THCS đúng độ tuổi và phổ cập THPT; 90-95% học sinh tốt nghiệp THCS và được học tiếp THPT và học nghề. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học và công nghệ để khoa học và công nghệ thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tăng nguồn đầu tư của tỉnh đi đôi với đẩy mạnh đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ.

68

Trên cơ sở bám sát điều kiện thực tiễn địa phương Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết số 03-NQ/TU về “Phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020” (27-12- 2006) với mục tiêu: “Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, vị trí địa lí, tài nguyên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút trí tuệ đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cách mạng, tính cần cù, sáng tạo, vai trò trọng yếu của nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.[60] Tỉnh cũng đề ra mỗi năm giải quyết việc làm 24 – 25 ngàn lao động. Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp, thủy sản dưới 4 %. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40-50%, trong đó 30% trở lên lao động nông nghiệp, nông thôn được đào tạo.

Để Vĩnh Phúc đến năm 2015 trở thành thành phố công nghiệp, Tỉnh tập trung vào việc nâng cao chất lượng NNL góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngày 22-05-2008 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành nghị quyết số 06 – NQ/TU về “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, định hướng 2020” với những nội dung sau:

Thứ nhất: Quan điểm chủ đạo

+ Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phát triển NNL là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Chiến lược phát triển NNL phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng, lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá, lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH.

69

+ Phát triển NNL là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, từng gia đình và mọi người dân. Trong đó, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền các cấp có vai trò quan trọng; vai trò của các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy và học là yếu tố trực tiếp quyết định.

+ Phát triển NNL phải tạo môi trường để huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và toàn xã hội, khuyến khích mọi gia đình, mọi người dân đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển giáo dục tự học tại cộng đồng.

Thứ hai: Mục tiêu phát triển NNL

Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh cũng đã đưa ra những mục tiêu cho phát triển phát triển NNL. Trong đó có mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

Về mục tiêu tổng quát, Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh:

+ Đầu tư phát triển toàn diện giáo dục, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng từ bậc học mầm non đến phổ thông, trong đó coi trọng chất lượng giáo dục thể chất, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.

+ Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học. Tích cực phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Trong đào tạo nghề coi trọng phẩm chất đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động, kiến thức, kỹ năng, khả năng thích ứng với thị trường lao động và chuyển đổi nghề nghiệp. Phát triển đa dạng cơ cấu, loại hình đào tạo. Chú ý gắn đào tạo với sử dụng, đào tạo theo địa chỉ.

+ Chuyển hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đề cao năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ đội ngũ cán bộ công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, chuyên môn giỏi, trình độ

70

cao làm công tác xây dựng Đảng, đoàn thể và trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, có khả năng làm việc trực tiếp với người nước ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập.

Về mục tiêu cụ thể, bên cạnh những mục tiêu tổng quát, Đảng bộ tỉnh đã đưa ra một số chỉ tiêu cho những năm tới:

Đến năm 2010: 95% trẻ em từ 3 – 5 tuổi được hưởng trình độ giáo dục mầm non; hầu hết trẻ em khuyết tật được đi học; trên 95% thanh niên từ 15 – 18 tuổi tốt nghiệp THCS; 90 – 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT, bổ túc THPT, TCCN, trung cấp nghề. 70% học sinh tiểu học được học tập và hoạt động cả ngày ở trường, 50% trường tiểu học có dạy tiếng nước ngoài, 70% trường THCS có dạy tin học, tỷ lệ tối thiểu trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc mầm non là 50%, bậc tiểu học là 90%; THCS, THPT là 40%.

Tỉnh đạt 250 sinh viên /một nghìn dân. Hàng năm có 10.000 – 11.000 học sinh Vĩnh Phúc vào các trường TCCN, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. 30% trở lên lao động trong nông nghiệp, nông thôn được đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45%. 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức; 90% cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định. Phấn đấu đạt tỷ lệ 6 bác sỹ/một vạn dân. Tỉnh có 450 – 500 người có trình độ thạc sỹ trở lên, hoàn thành đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn giỏi ở một số lĩnh vực.

Đến năm 2015, hầu hết các thanh niên từ 15 – 18 tuổi tốt nghiệp THCS tiếp tục vào THPT, TCCN, trung cấp nghề; 100% học sinh tiểu học, 50% học sinh THCS được học tập và hoạt động cả ngày ở trường; đa số các trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia. 100% trường tiểu học dạy tiếng nước ngoài, dạy tin học, 100% học sinh THCS được học tiếng nước ngoài, tin học có chất lượng. Tỉnh đạt trên 350 sinh viên/1 vạn dân; trên 65% lao động được đào tạo; 100% cán bộ quản lý, cán bộ hành chính sự nghiệp, cán bộ

71

chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 9 bác sỹ/1 vạn dân; 700 – 00 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực chủ yếu có khoảng 500 – 600 cán bộ quản lý, công chức có trình độ ngoại ngữ có thể làm việc trực tiếp với người nước ngoài.

Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh cũng có những định hướng đến năm 2020 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có sự thay đổi cơ bản và toàn diện về chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của quá trình đô thị hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế tri thức. Tất cả học sinh được học tập và hoạt động cả ngày ở trường, các trường đều đạt chuẩn theo quy định của nhà nước. Đạt tỷ lệ 11 bác sỹ/1 vạn dân. Cơ bản đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành được đào tạo cơ bản, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ.

Thứ ba: Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu

+ Tiếp tục phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục từ bậc mầm non đến phổ thông

+ Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị chuẩn về trình độ đào tạo, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

+ Tiếp tục xây dựng, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển NNL

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, quan tâm của toàn xã hội đối với phát triển NNL.

Nghị quyết 06/NQ – TU có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng, phát triển NNL đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

72

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 68 - 74)