Quá trình chỉ đạo xây dựng nguồn nhân lự cở Vĩnh Phúc (1997 –

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 47)

(1997 – 2005)

Trong những ngày đầu mới tái lập, mặc dù còn bộn bề công việc nhưng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã rất quan tâm đến phát triển NNL, chăm lo đời sống của nhân dân trong Tỉnh, tạo ra một khí thế mới trên đất Vĩnh Phúc. Trong 9 năm 1997 - 2005 thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, cụ thể hóa những quyết định, đề án Tỉnh ủy đề ra, UBND Tỉnh cùng các ban, ngành, đoàn thể trong Tỉnh tiến hành nhiều hoạt động thiết thực như nhằm xây dựng và phát triển NNL của Tỉnh.

Ngày 05-05-1998 kế hoạch số 04/KH – TU triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh Ủy về công tác cán bộ trong năm 199 và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010. Chương trình nâng cao chất lượng NNL trên địa bàn Tỉnh; quán triệt cho cán bộ, Đảng

46

viên, các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn Tỉnh đến cơ sở bằng những văn bản cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Tỉnh để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã đưa ra những chỉ thị chỉ đạo cụ thể, rõ ràng đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện công tác phát triển NNL của Tỉnh. Dưới sự chỉ đạo

của Đảng bộ tỉnh, chương trình “ ải quy t việ àm và a ấ ượng

ngu c” là một trong những công tác trọng tâm được triển khai đến tận cơ sở. Để giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng NNL, ngày 01-06- 1999 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 1335/ QĐ-UB về “Quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở dạy nghề đến năm 2010” với nhiều nội dung cơ

bản trong đó có nội dung về Bố í ệ thố ơ sở dạy nghề e ướng:

Thành lập trường đào tạo nghề của tỉnh, là trường trọng điểm đào tạo đa ngành với quy mô cung cấp công nhân kỹ thuật có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc gia để phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh.

Thành lập các trung tâm dạy nghề huyện. Dạy các nghề ngắn hạn phục vụ chương trình nông nghiệp nông thôn và lao động kỹ thuật cho các làng nghề.

Thành lập các trung tâm dạy nghề của một số ngành (Công nghiệp, thương mại - du lịch để đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành.

Đầu tư mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao máy móc thiết bị dạy nghề nhằm đáp ứng NNL qua đào tạo của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó là những hình thức đào tạo nghề trong đó có hình thức đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm

47

bằng cách đào tạo các nghề truyền thống tại các làng nghề, nghề trồng trọt, chăn nuôi ở thôn, xã…

Cùng ngày với việc đưa ra quyết định quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở dạy nghề nhằm mục tiêu tạo ra NNL chất lượng, UBND tỉnh cũng đã ra quyết định 1336/ QĐ-UB về “Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010” (01-06-1999) với mục tiêu: “Thành lập mới các cơ sở đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và tăng cường củng cố đầu tư nâng cấp các trường hiện có; Tập trung đào tạo nhân lực kỹ thuật cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội với mức cố gắng cao nhất; tăng quy mô đào tạo với mọi hình thức để đạt 17 – 1 % đội ngũ lao động qua đào tạo vào năm 2000 và đạt 30% đội ngũ lao động qua đào tạo vào năm 2010, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề từ ,1% năm 1997 lên 10,6% năm 2000 và 19% năm 2010; Phấn đấu giai đoạn 1999 – 2000 mỗi năm đào tạo được 17.000 người, giai đoạn 2001 – 2005 mỗi năm đào tạo 30.000 người, giai đoạn 2006 – 2010 mỗi năm đào tạo 45.000 người, cố gắng nâng tỷ lệ đào tạo qua các trường chính quy; Năm 1999 đào tạo nghề 17.000 người, trong đó 3.200 người được đào tạo nghề dài hạn và 13. 00 người được đào tạo nghề ngắn hạn; năm 2000 đào tạo nghề 17.000 người, trong đó 5.400 người được đào tạo nghề dài hạn và 11.600 người được đào tạo nghề ngắn hạn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 10.6% để thực hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 17% - 1 % vào năm 2000”. [77]

Quyết định số 13/2003/QĐ-UB ngày 03-01-2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách thu hút, ưu đãi cán bộ, công chức, viên chức có trình độ của tỉnh phù hợp với thực tế. Quyết định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng có trình độ cao, những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, tốt nghiệp loại khá các chuyên ngành mà Tỉnh còn rất thiếu như ngoại ngữ, tin học..., đồng thời cũng

48

đã tăng cường công chức cho các xã miền núi khó khăn của tỉnh,đặc biệt là sau khi thành lập huyện miền núi Tam Đảo; tăng mức trợ cấp cho các đối tượng được hưởng

Phát triển NNL không thể tách rời những hoạt động kinh tế - xã hội. Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng NNL chính là chỉ tiêu sức khỏe, thu nhập DP/người, giải quyết việc làm. Mục tiêu nâng cao chất lượng NNL sẽ được thực hiện tốt hơn khi các mục tiêu phát triển kinh tế hoàn thành và ngược lại. Chính vì vậy, thực hiện các nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy, kế hoạch 7/KH-TU (01-06-2005 của Tỉnh ủy về tổ chức thực hiện chỉ thị

40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “xây dựng, nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” với những nhiệm vụ sau: Hoàn thành điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời hoàn thành việc xây dựng kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010; Đến năm 2010, đủ giáo viên văn hoá và cán bộ phụ trách các hoạt động giáo dục, đồng bộ theo ngành; 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, có ít nhất 50% giáo viên Tiểu học và THCS, 20% giáo viên THPT được đào tạo trên chuẩn; có 70% giáo viên Cao đẳng sư phạm, 20% giáo viên các trường Trung học chuyên nghiệp của tỉnh được đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ. Thực hiện phổ cập tin học cơ sở cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông vào năm 2007; phổ cập ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu chuyên môn cho giáo viên THPT vào năm 2010, đối với nữ dưới 45 tuổi, dưới 50 tuổi đối với nam. Cũng đến năm 2010, giáo viên các cơ sở dạy nghề do tỉnh quản lý đủ về số lượng, đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại điều 11 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09-01-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề.

49

Ngày 22-07-2005 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐND về “Thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2010”. Nghị quyết đưa ra với những mục tiêu chung: “Vĩnh Phúc đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010, nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho Vĩnh Phúc phát triển nhanh và bền vững”. Từ đó triển khai thành những mục tiêu cụ thể:

Đối với cấp xã:

- Huy động được 95% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 21 tuổi, đã tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, TCCN, trung học dậy nghề, trong đó có ít nhất 30% học sinh vào học các trường TCCN và dạy nghề.

- Duy trì tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm từ 90% trở lên.

- Có 75% trở lên thanh thiếu niên trong độ tuổi 1 đến 21 có bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, TCCN và có ít nhất 10% có bằng đào tạo nghề.

Đối với huyện, thị:

- Có ít nhất 50% số trường tiểu học, 40% số trường THCS và 02 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

- Các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp.

Từ đó mà đưa ra các giải pháp bằng công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục thu hút mọi nguồn lực để hoàn thành các tiêu chuẩn phổ cập bậc

trung học, nâng cao hiệu quả giáo dục “P ấ đấ ó đủ y u tố ơ bản của

tỉ ô ệp và ăm 2015” [59, tr.33].

Để nâng cao hiệu quả giáo dục và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, HĐND tỉnh cũng ban hành nghị quyết số 05/NQ-HĐND về

50

việc dạy nghề cho lao động ở nông thôn, lao động ở vùng giành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 -

2010. Mục tiêu chung: “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng

giành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm trang bị cho người lao động một nghề hoặc kiến thức khoa học kỹ thuật để giúp người lao động tạo việc làm và chuyển đổi nghề từ lao động nông nghiệp sang các nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoặc đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010”.

Trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể:

- Từ năm 2005 - 2010 dạy nghề cho trên 14 vạn người;

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 26,4% năm 2004 lên 45% năm 2010, trong đó đào tạo nghề chiếm 34,5%;

- Tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ từ 29,5% năm 2004 lên 45% năm 2010; chuyển lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản từ 70,5% năm 2004 xuống còn 55% năm 2010.

- Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 3,9% năm 2004 lên 90% năm 2010.

Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra về phát triển NNL, trong đó công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em là một nội dung quan trọng bởi đây chính là NNL dự trữ, là lực lượng lao động chính trong tương lai. Vì thế chất lượng thể lực, trí lực của trẻ em có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng nguồn lao động của Tỉnh trong tương lai. Trong đó nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, làm chuyển biến nhận thức và trách nhiệm các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân, toàn xã hội đối với

51

ăm só và dục trẻ em”, “T à độ v ẻ em”; huy động mọi nguồn lực xã hội vào công tác chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, vay vốn, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống; quy hoạch xây dựng trường học, bệnh viện, trạm y tế, khu vui chơi cho trẻ ...; tăng cường lãnh đạo giải quyết các vấn đề bức xúc của trẻ em như suy dinh dưỡng, trẻ chưa được đi học, mắc các tệ nạn xã hội ...

Chỉ thị của Tỉnh ủy đã chỉ đạo trực tiếp các ban, ngành, tổ chức đoàn thể trong toàn Tỉnh có những chương trình, kế hoạch, giải pháp nâng cao chất lượng NNL của tương lai. Trên cơ sở sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã xây dựng những chương trình, dự án cụ thể và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong toàn Tỉnh thực hiện theo chức năng được phân công. Đồng thời, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền vận động phát triển NNL trên địa bàn toàn Tỉnh. Đảng bộ Tỉnh rất coi trọng công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức trong đó việc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng được chú trọng. Thông qua đó, các chủ trương của Đảng bộ Tỉnh đến với nhân dân nhanh hơn, dễ nắm bắt hơn. Chính vì vậy, có thể nói công tác tuyên truyền đã làm chuyển biến nhận thức của các tầng lớp quần chúng nhân dân. Làm cho người dân hiểu được tầm quan trọng của chiến lược phát triển NNL, từ đó thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ, các cấp chính quyền, đoàn thể nâng cao chất lượng NNL đáp ứng sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội không ngừng tiến bộ.

Nhận thức được tầm quan trọng của NNL đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, trong những năm 1997 - 2005 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, các cấp ủy Đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã đưa công tác này thành mục tiêu

52

quan trọng trong quá trình xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh giàu đẹp, văn minh. Tuy còn nhiều khó khăn những dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ban ngành Trung ương, sự phối hợp nhiệt tình có trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể, các cấp, các ngành đặc biệt là dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, công tác nâng cao chất lượng NNL đã được triển khai rộng khắp và thu được những kết quả đáng mừng, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh.

Sau 9 năm tách tỉnh, Vĩnh Phúc đã đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, hầu hết vượt chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII đưa ra. Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh tăng bình quân 15,3%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Những kết quả này góp phần tạo thuận lợi cho Vĩnh Phúc tăng cường các nguồn lực cho công tác nâng cao chất lượng NNL đồng thời nó cũng phản ánh những đóng góp quan trọng của chương trình phát triển NNL mà Tỉnh đã triển khai. Phát triển NNL đã được Đảng bộ Tỉnh quan tâm và đưa thành một nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, ban ngành trong toàn Tỉnh

Tính đến năm 2005, mặt bằng dân trí của tỉnh được nâng lên. Hệ thống giáo dục phổ thông và mầm non tương đối hoàn chỉnh và ổn định. Năm 2000 toàn tỉnh có 513 trường với hơn 272.604 học sinh; Tổng số giáo viên là 10.6 5 người; Đến năm 2005, toàn tỉnh có 556 trường với 282.805 học sinh, tổng số giáo viên là 13.26 người. iáo viên ở các ngành học bậc học đều đạt chuẩn và tiêu chuẩn. Cơ sở vật chất ở các trường cũng đang từng bước xây dựng và phát triển, đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng và thu hút được tất cả

53

các học sinh với mọi lứa tuổi của tỉnh theo học, đáp ứng nhu cầu đào tạo về văn hóa cho học sinh, là cơ sở để tạo chuyên môn kỹ thuật sau này.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 47)