Trong hơn 10 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã và đang tích cực thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII, XIV đề ra và đã đạt được một số thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển NNL của địa phương được sự quan tâm chú ý đặc biệt của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Đây vừa là nhiệm vụ mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, góp phần hình thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thời đại. Trong quá trình xây dựng và phát triển NNL của tỉnh cũng đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý.
112
Mộ à, đẩy mạ ô dục - đà ạ à y u tố tr c ti p và đóng va ò q y đị x y d ng, p ển ngu c.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người, giáo dục – đào tạo luôn chiếm vị trí trọng yếu. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới lại không thấy rõ vị trí nền tảng, vai trò then chốt của giáo dục – đào tạo đối với công cuôc xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với sự đóng góp lớn lao đó, giáo dục và đào tạo đã tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người. giáo dục – đào tạo, xây dựng, phát triển NNL không thể thiếu để nâng cao trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật, xử lý công nghệ, tổ chức quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn của người lao động, nâng cao chất lượng NNL. Điều này đã được Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII, khi thông qua đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền
vững” [14, tr.19]. Trong quan niệm của Đảng ta, phát triển giáo dục - đào tạo
là yếu tố không thể thiếu để phát huy nguồn lực con người trong CNH, HĐH, yếu tố tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người, xây dựng, phát triển NNL cho CNH, HĐH thắng lợi.
Trong bối cảnh đổi mới kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo cũng đã có sự thay đổi để phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc đổi mới công tác giáo dục - đào tạo là giải pháp hàng đầu trong việc xây dựng, phát triển NNL có chất lượng cho CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Thế giới trong thời đại hiện nay đang đổi thay, phát triển và cạnh tranh quyết liệt, tận dụng thời cơ và những thách đố của thời đại. Nhật Bản , Hoa Kỳ, các nước thuộc cộng đồng kinh tế châu Âu, các con rồng châu Á... Tất cả các quốc gia này đã làm nên những điều kỳ diệu trong phát triển kinh tế - xã hội,
113
mặc dù không phải là những nước giàu tài nguyên, khoáng sản, không nhiều “rừng vàng, biển bạc” như nhiều nước khác trên thế giới. Song, cái họ giàu là tri thức, sớm nhận thức được vai trò của tri thức và triệt để khai thác kho tàng tài nguyên vô tận này. Tất cả các yếu tố tạo nên sự thành công của các nước không có một yếu tố nào quan trọng hơn giáo dục - đào tạo. iáo dục - đào tạo đã trở thành động lực hàng đầu để phát triển kinh tế. iáo dục - đào tạo có ảnh hưởng lớn đến thể lực, trí lực và đạo đức của con người. Nó có tác dụng trực tiếp đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vai trò của trí tuệ không chỉ tăng lên trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà còn tăng lên trong tất cả mọi hoạt động, mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Tri thức chính là sức mạnh, là sự giàu có của các quốc gia. Chính vì vậy, Vĩnh Phúc rất coi trọng việc nâng cao tri thức cho người dân, đặc biệt là người lao động.
Một hệ thống giáo dục có chất lượng sẽ đào tạo ra những người học có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, giá trị và các kỹ năng lao động cần thiết để trở thành những công dân hoàn thiện, lao động tốt. Hơn nữa chất lượng hiệu quả của một nền giáo dục được biểu hiện thông qua đội ngũ nhân lực của tỉnh. Đảng bộ tỉnh cũng đã dựa trên tinh thần của Đại hội Đảng X: “Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi ở trong nước và nước
ngoài, trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài” [17, tr.36-37].
Đảng bộ tỉnh đã chú trọng và có chính sách hiệu quả để phát triển đội ngũ trí thức cũng như những ưu đãi để đào tạo và sử dụng nhân tài, như hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học nâng cao trình độ, ưu tiên thu nhập cho cán bộ miền núi, ưu tiên các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về công tác tại tỉnh. Trong bối cảnh hiện nay, cán bộ giỏi có đức, có tài, đội ngũ trí thức, các nhà khoa học
114
đó là hạt nhân quan trọng của NNL chất lượng cao, nhân tố quyết định đến thành công của CNH, HĐH đất nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Vĩnh Phúc đã nhanh chóng xã hội hóa giáo dục – đào tạo, phổ cập giáo dục toàn diện từ mầm non đến THPT, cao đẳng, đại học; kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phát triển giáo dục – đào tạo. Bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục nói chung, tỉnh quan tâm đầu tư cho khoa học công nghệ; tiến hành đào tạo lại với mục đích cung cấp cho người học cái vốn để học suốt đời, tạo cho người học có năng lực thích nghi và cạnh tranh trong thị trường lao động kỹ thuật có chất lượng cao. Việc giáo dục thường xuyên cho một con người phải được coi là yêu cầu khách quan, cần thiết trong công trình giáo dục – đào tạo. Trên cơ sở đó mở rộng quy mô và tăng tốc độ đào tạo, đào tạo có địa chỉ và theo yêu cầu xã hội.
Để đảm bảo về số lượng, chất lượng NNL cho CNH, HĐH, giáo dục và đào tạo phải được phát triển cả về quy mô và tốc độ, trong đó yếu tố đóng vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo là đội ngũ giáo viên. Điều này đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc kết luận về việc thực hiện Nghị quyết 06- NQ/TU: “ iáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. iáo viên phải có đủ đức, đủ tài” [63]. Việc mở rộng quy mô làm sao khắc phục được tình trạng giáo viên vừa thiếu, vừa yếu về năng lực như hiện nay. Điều này cũng phải dựa trên cơ sở đào tạo theo địa chỉ theo nhu cầu của các lĩnh vực, các ngành sản xuất là cái mang lại cho chúng ta khả năng phân bố lực lượng cán bộ đồng đều ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. Điều này cũng đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Việc xác định nguồn nhân lực là nhiệm vụ của các cán bộ quản lý ngành chứ không phải bộ giáo dục và đào tạo. Bộ giao thông và vận tải cần trả lời ngành giao thông phát triển thì cần bao nhiêu nhân lực, ngành nông nghiệp, y tế cũng như vậy” [27, tr.3]
115
Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh cũng đã tiếp tục cải cách nội dung và phương pháp đào tạo để đạt được chất lượng theo yêu cầu của giai đoạn đào tạo ban đầu. Đó chính là phương pháp giáo dục thích nghi với nền kinh tế thị trường trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh. iáo dục phải khuyến khích người học độc lập suy nghĩ, tìm tòi nhằm nâng cao năng lực tư duy và bản lĩnh con người. Con người qua đào tạo phải là con người năng động, sáng tạo và có tinh thần nhân văn cao, nó là cơ sở tạo tiền đề đảm bảo chất lượng NNL. Tỉnh có quy hoạch, kế hoạch về quy mô đào tạo nhằm điều tiết cho từng cấp độ đào tạo khác nhau, loại hình, phương thức và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Ưu tiên tăng nhanh chi ngân sách nhà nước cho phát triển đào tạo NNL. Từ đó có cơ chế thúc đẩy xã hội hóa đào tạo phát triển NNL, xem NNL là trách nhiệm của toàn toàn xã hội.
Ha à, sử dụng tổng hợp ả p p x y d và p ển ngu n c.
Con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Bởi vậy, đào tạo và phát triển NNL là một trong những giải pháp quan trọng nhất đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Cho nên cần phải sử dụng tổng hợp các giải pháp xây dựng và phát triển NNL.
Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng vẫn được coi là tỉnh có nguồn lao động dồi dào nhưng tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn là hiện tượng phổ biến và chất lượng NNL của tỉnh là chưa cao. Đa phần người dân chưa nhận thức hết được vai trò của NNL và nhiều người chưa thấy ngoài việc lựa chọn con đường học tập vào đại học, cao đẳng thì có thể lựa chọn vào các trường nghề. Đây cũng là môi trường đào tạo ra những tay nghề chất lượng cao cho việc xây dựng NNL của tỉnh cũng như quốc gia. Do vậy Đảng bộ tỉnh có điều chỉnh lại các chính sách về xây dựng, phát triển NNL.
116
Trước hết cần phải đẩy mạnh, chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nghề, đào tạo phải gắn với thị trường lao động, cơ cấu phải hợp lý. Bên cạnh sự nhận thức của người dân về vai trò giáo dục, Vĩnh Phúc cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Một số trường nghề đã được mở ra để cho các em không đỗ cấp 3, cao đẳng, đại học, các em còn có khả năng tham gia học nghề, đây cũng là khâu để nâng cao chất lượng tay nghề cho người lao động. Trên cơ sở coi trọng hướng nghiệp dạy nghề, phân luồng học sinh trung học thì Đảng bộ tỉnh chú trọng xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo hướng CNH, HĐH. Các công ty, doanh nghiệp bước đầu phải đào tạo cho những công nhân biết việc, sau đó mới sử dụng vào tạo ra sản phẩm. Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra chất lượng tay nghề người lao động. Tất cả nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, xây dựng NNL thích ứng với nền kinh tế tri thức đang ngày càng mở rộng. Trong giai đoạn này, Đảng bộ tỉnh chú trọng đào tạo kỹ thuật thực hành, đặc biệt năng lực thực hành, năng lực thực hiện công việc, nhất là ở các ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ.
Đảng bộ tỉnh cũng có những chính sách, đáp ứng nhu cầu về tiền công, tạo thu nhập cao cho người lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sức lao động ngày càng cao và đa dạng của lực lượng lao động, đặc biệt là các ngành nghề đặc thù và khuyến khích tài năng.
Tỉnh còn điều chỉnh lại chính sách trong việc phát triển thị trường lao động, việc làm, một loại thị trường đặc biệt có tác động mạnh tới xây dựng, phát triển NNL. Chính sách thị trường lao động, việc làm của tỉnh đang ngày càng bao quát rộng hơn đến lực lượng lao động xã hội và theo hướng tác động tích cực đến phát triển NNL. Đó là việc thực hiện luật lao động và luật này vẫn tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó tỉnh cần phải cũng chú ý chương trình thiết thực hơn đến phát triển thể chất (cân nặng và chiều cao trong phát triển NNL. Trong bối
117
cảnh toàn cầu hóa, với xu thế chuẩn hóa, quốc tế hóa về những tiêu chuẩn tổ chức lao động và điều kiện làm việc, cụ thể là những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định bởi tính năng của máy móc công nghệ thiết bị trong nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có tầm vóc và thể lực tốt để vận hành công suất của máy móc thiết bị.
Ba à, điều chỉnh lại hệ thống c í s ằm sử dụ , p y ngu c.
Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng là phát triển con người. Do đó, việc đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng NNL cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
Phải thay đổi hoàn toàn quan niệm cũ của nền kinh tế kế hoạch tập trung trước đây coi NNL như là một yếu tố bị động, thiếu sáng tạo, linh hoạt trong nền kinh tế thường xuyên biến động và phụ thuộc vào đòi hỏi rất khắt khe của thị trường.
Cải tiến và nâng cao chất lượng cuộc điều tra lao động việc làm hàng năm, thu thập và xử lý thông tin về dân số, NNL. Việc làm chính xác nhằm phản ánh trung thực hơn thực tế khách quan nền kinh tế thị trường không ngừng thay đổi để có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy phục vụ kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội, phát triển NNL và điều tiết thị trường lao động.
Đổi mới chính sách sử dụng NNL. Nhà nước xác định điều kiện đãi ngộ tối thiểu cho nhân lực làm việc trong mọi thành phần kinh tế; còn việc đãi ngộ cho người lao động sẽ do các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tùy theo hình thức cụ thể trên cơ sở pháp luật và các quy định của nhà nước.
Đối với đội ngũ công chức, nhà nước phải tổ chức thi để tuyển chọn, bố trí, sàng lọc, thay thế một cách chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc gia, bảo đảm đội ngũ công chức thi hành trách nhiệm một cách thành thạo, đồng thời bồi dưỡng về vật chất, tinh thần một cách thỏa đáng, đúng với cống hiến, do
118
đó tận tâm với công việc. Có kế hoạch đổi mới đội ngũ công chức nhà nước với những lĩnh vực ưu tiên và bước đi hợp lý. Điều này đảm bảo chất lượng NNL.
Đối với các doanh nghiệp, nhà nước bảo vệ lợi ích của các bên trong doanh nghiệp, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với phát triển NNL
Đổi mới và tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách xã hội đối với người lao động. Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Hoàn chỉnh các chính sách và cơ chế quản lý bảo hiểm xã hội áp dụng rộng rãi với tất cả mọi người lao động trong các thành phần kinh tế.
Bố à, ă ườ va ò ã đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩ P ú trong x y d và p ển ngu c.
Nghiên cứu tư duy lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về chiến lược con người có thể khẳng định rằng: Từ rất sớm Đảng ta đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của con người đối với cách mạng Việt Nam và tiến trình của lịch sử. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, nhận thức của Đảng về vấn đề này cũng được điều chỉnh cho phù hợp giai đoạn mới. Nhận thức được điều đó, Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa, bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ thêm. Điều này cho thấy Đảng bộ tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong việc xây dựng và phát triển NNL.
Đảng bộ ban hành các nghị quyết về phát triển NNL, đồng thời chỉ đạo quán triệt chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết. Coi đây là nhiệm