Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 43 - 47)

nhân lực (1997 – 2005)

Ngày 01-01-1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập sau 29 năm hợp nhất. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với Đảng bộ, quân và dân tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với việc kiện toàn bộ máy tổ chức các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lí nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức Đảng cho phù hợp với bộ máy tổ chức mới và tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.

Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra trong Nghị quyết các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII, sau gần một năm tái lập tỉnh, trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác nâng cao chất lượng NNL nói riêng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (11-1997 . Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã mở ra một giai đoạn phát triển mới, đáp ứng được lòng mong mỏi, tin tưởng của nhân dân toàn Tỉnh.

Đại hội đã đề ra những mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu về phát triển NNL trong thời kỳ đầu khi Tỉnh mới được tái lập: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, do đó phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo và sử dụng tạo việc làm. Phấn đấu đến năm 2000 có 18% số lao động được đào tạo và đào tạo lại”. [56, tr.37]. Trên cơ đó, Đại hội cũng đã đưa ra những nhiệm vụ: “Phát triển văn hóa, xã hội hướng vào chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo điều kiện cho mỗi công dân tự tìm việc làm có thu nhập...”, “Mở rộng và phát triển quy mô giáo dục, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục - đào tạo, tập trung đầu tư xây

42

dựng vùng giáo dục phát triển mạnh, những trường lớp chất lượng cao. Có quan hệ và phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn để đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ thuật cho tỉnh.” [56, tr.42-43]

Nhận thức được tính đúng đắn, thiết thực của nhu cầu nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng thực tiễn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, từ năm 1997 đến năm 2005 Đảng bộ Tỉnh đã quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL, tạo động lực cho sự phát triển. Cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII , ngày 20-3- 1997 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thông qua Đề án số 01/ĐA-TU “Về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000”. Đề án đầu tiên sau khi tái lập Vĩnh Phúc là về giáo dục, đào tạo, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Tỉnh ủy. Đề án xác định ba nhiệm vụ cơ bản trong đó có nhiệm vụ: Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo và mạng lưới trường lớp, điều chỉnh kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo cho phù hợp với đặc điểm tình hình của một tỉnh nông nghiệp, mới bước vào thời kỳ CNH, HĐH. Đặc biệt, phải coi trọng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật; Mở rộng và phát triển quy mô giáo dục đào tạo bằng nhiều hình thức, để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện.

Đề án cũng xác định bốn mục tiêu cụ thể đến năm 2000 như sau:

- Bảo đảm cho đại bộ phận trẻ em 5 tuổi (95% trở lên được hưởng chương trình giáo dục mầm non trước khi vào trường tiểu học. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS ở các phường, thị trấn. Phấn đấu đạt 90% số xã ở vùng đồng bằng trung du đạt phổ cập THCS. Đảm bảo 50% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông trung học, mở rộng quy mô đào tạo nghề bằng mọi hình thức để đạt 1 % đội ngũ lao động

43

được qua đào tạo vào năm 2000. Kế hoạch đào tạo nghề phải bám sát chương trình kinh tế - xã hội của các địa phương. Tăng nhanh số lượng cán bộ có trình độ đại học và trí thức có trình độ cao, cán bộ thông thạo ngoại ngữ, sử dụng tin học, đào tạo lại cán bộ công chức.

- Đổi mới nội dung phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, coi trọng đúng mức cả dạy chữ, dạy nghề theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Đảm bảo 100% học sinh phổ thông trung học được học Ngoại ngữ, Tin học, phấn đấu ít nhất có trên 50% học sinh THCS được học Ngoại ngữ.

- Phấn đấu đến năm 2000 có 50% số phòng học được xây dựng kiên cố, số còn lại là phòng học cấp bốn đủ tiêu chuẩn, các trường phổ thông trung học và trung học cơ sở trọng điểm đều có phòng máy vi tính, phòng học tiếng, thư viện, thiết bị thí nghiệm.

- Trong khi đầu tư xây dựng những vùng giáo dục phát triển mạnh ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, phải đảm bảo phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các vùng, miền trong tỉnh. Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh là con em các dân tộc ít người, miền núi, con em các gia đình thuộc diện chính sách, con em các gia đình nghèo.

Tiếp đó, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 03- NQ/TU (25-04- 1998) về công tác cán bộ đến năm 2010. Nghị quyết đã nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của Tỉnh, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là cái gốc của mọi việc, là khâu then chốt

trong công tác xây dựng Đảng” [57, tr.2]. Với những nhiệm vụ đặt ra như

vậy, Đảng bộ Tỉnh phấn đấu đến năm 2010 hầu hết cán bộ được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ từ trưởng phòng trở lên có trình độ đại học về chuyên môn và đại học về lý luận chính trị. Nghị quyết đã khẳng định sự quan tâm

44

đặc biệt của Đảng bộ Tỉnh đến yêu cầu phát triển NNL, lấy việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm then chốt, đây chính là lực lượng nòng cốt của Tỉnh, quyết định tới sự thành bại vận mệnh của đất nước cũng như của Tỉnh.

Đề án 01/ĐA-TU và Nghị quyết số 03- NQ/TU của Tỉnh ủy đúng hướng và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển giáo dục - đào tạo; đồng thời tạo niềm tin trong Đảng bộ và nhân dân, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy vậy, so với yêu cầu trong giai đoạn mới công tác giáo dục đào tạo vẫn còn những yếu kém, bất cập, nhiệm vụ đặt ra là phải tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục, tạo sự tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng những yêu cầu cao của quá trình CNH, HĐH.

Dựa trên những quan điểm, nghị quyết đại hội IX (4-2001) của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII (05-2001 được tiến hành. Đại hội đánh giá những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ 1997-2000. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra những phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2001- 2005, trong đó có nhiệm vụ về phát triển văn hóa xã hội: “Quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục… Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề. Mở rộng quy mô đi đôi với coi trọng chất lượng đào tạo hướng vào nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 20 – 25% lao động được qua đào tạo” [58, tr.66]

Cụ thể hóa nghị quyết đại hội XIII, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU (29-07-2002 về “phát triển giáo dục, đào tạo thời kỳ 2001-2005” với mục tiêu về giáo dục chuyên nghiệp: Hoàn chỉnh, nâng cấp mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của địa phương về mọi mặt góp phần tích cực đào tạo nhân lực và phân luồng học

45

sinh phổ thông. Phát triển trường cao đẳng sư phạm theo hướng đào tạo đa ngành có chất lượng. Tăng quy mô đào tạo nghề, liên kết đào tạo và mở các lớp ngắn hạn dưới mọi hình thức để đạt 25% đội ngũ lao động được qua đào tạo. Đa dạng các hình thức dạy nghề, truyền nghề, hình thành các cơ sở dạy nghề, truyền nghề. Tăng số lượng học sinh sau THCS và THPT vào học THCN, dạy nghề, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, phát triển làng nghề góp phần thực hiện quá trình phân công lại lao động trong các địa bàn dân cư theo hướng xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Đây là nhũng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để Đảng bộ Tỉnh chỉ đạo quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch để thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Vĩnh Phúc trong đó yếu tố phát triển giáo dục để nâng cao chất lượng NNL là một mục tiêu quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng NNL của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)