Quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lự cở Vĩnh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 74 - 97)

Vĩnh Phúc (2005 – 2010)

Để đưa chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV (2005) vào cuộc sống, các sở, ban ngành, đoàn thể cũng đã triển khai thành những nhiệm vụ cụ thể.

Ngày 29-12-2006 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định số 44/2005/QĐ-UBND về “Ban hành quy định chuẩn và một số chính sách đối với làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” với Điều 2: Mục đích làng nghề: Khuyến khích, động viên nhân dân các làng, xã, thị trấn trong tỉnh khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mới để phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; Khuyến khích, động viên người lao động có tay nghề cao tại các làng nghề thi đua nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; Phát triển ngành nghề, làng nghề phải gắn với công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường của từng làng, từng xã. Trên cơ sở đó cũng đề ra tiêu chuẩn làng nghề được quy định trong Điều 6: Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh và địa phương; Làng có trên 30% số hộ gia đình hoặc trên 50% số lao động tham gia sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; iá trị sản xuất của ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 50% tổng giá trị sản xuất của làng.

Với những quy định chuẩn và những chính sách làng nghề như vậy đã góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn cũng

73

như thành thị đang thất nghiệp, đồng thời cũng làm cho nền kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng, thúc đẩy Vĩnh Phúc tiến nhanh trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Tại kỳ họp thứ 10 khóa XIV, Hội động nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND (04-07-2007) về “Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm cho giai đoạn 2007-2010”. Với mục tiêu:

- Mỗi năm giảm ít nhất 2% tỷ lệ hộ nghèo (theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 0 -7-2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010).

- Đến hết năm 200 không còn hộ chính sách nghèo; không còn hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm; xoá cơ bản nhà tạm cho hộ nghèo.

- Giải quyết việc làm từ 24 - 25 nghìn người/năm.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45% vào năm 2010, trong đó đào tạo nghề 34,5%.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, Hội đồng nhân dân Tỉnh cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể về giảm nghèo và giải quyết việc làm bằng nhiều cách, trong đó có hỗ trợ học phí cho người học nghề để họ có nghề, có tay nghề và biết làm việc, giải quyết được vấn đề về việc làm. Chính chương trình này đã được Tỉnh ủy Vĩnh Phúc kết luận đạt được nhiều kết quả đáng kể và có đề ra những định hướng tiếp theo cho năm 2020.

Cùng với việc ban hành một số chính sách làng nghề, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho nhân dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đưa ra Quyết định số 2630/QĐ-CT (20-09-2007) về việc thanh toán tiền hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ đào tạo nghề theo quyết định số 2475/2002/QĐ-UB ngày 09-07-2002 của UBND tỉnh. UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đào tạo nghề cho 23 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với chính sách

74

như vậy đã thu hút người lao động và nâng cao tay nghề cho người lao động trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Cũng trong thời gian này, UBND Tỉnh thong qua Đề án “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2015” (10-2007) với mục tiêu cụ thể đến năm 2015 như sau:

- Hầu hết thanh niên 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS và tiếp tục vào học THPT, bổ túc THPT, TCCN, trung cấp nghề. Chất lượng giáo dục phổ thông ổn định ở mức độ cao; 100% học sinh tiểu học, 70% học sinh THCS được học tập và hoạt động cả ngày ở trường; đa số các trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Tỉnh đạt trên 300 Sinh viên/1 vạn dân; trên 65% lao động được qua đào tạo.

- Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 10 bác sỹ/1 vạn dân. Ít nhất có 700 – 00 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ vào khoảng 500 cán bộ có đủ trình độ ngoại ngữ để giao tiếp, làm việc với nước ngoài. Phát triển đội ngũ chuyên môn giỏi ở tất cả các lĩnh vực; có chính sách để phấn đấu nay đến năm 2015 có khoảng 70 - 100 cán bộ đi bồi dưỡng chuyên môn và đi đào tạo ở các lớp liên kết với nước ngoài hoặc ở nước ngoài theo yêu cầu nhiệm vụ được xác định.

- 100% cán bộ quản lí, cán bộ hành chính, sự nghiệp, cán bộ chuyên trách cấp xã đạt chuẩn theo quy định.

Đề án cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh trong quá trình thực hiện CNH, HĐH và đến năm 2015 Vĩnh Phúc trở thành thành phố công nghiệp.

Trong thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển NNL, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển NNL cho phù hợp với tình hình mới.

75

Đặc biệt để đảm bảo các ban ngành, đoàn thể vừa hoạt động theo đúng chức năng của mình vừa góp phần thực hiện mục tiêu phát triển NNL, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ra nhiều chỉ thị, thông tri để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp

ủy Đảng đối với các đoàn thể. Đồng thời, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng đề ra nhiều

nghị quyết, chỉ thị để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với các ban ngành, các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện. Quán triệt chủ trương, những giải pháp của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể trong địa bàn Vĩnh Phúc cụ thể hóa cho phù hợp với chức năng của mình, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển NNL. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các ban, ngành, đoàn thể trong Tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để thực hiện chương trình xây dựng, phát triển NNL. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL:

Mộ à, ă ườ ă ã đạo của Đả và ă c quả ý của hệ thốn í q yề ấp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng với ý nghĩa sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng quyết định cho mọi thắng lợi, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định đây là một nhiệm vụ then chốt, được chú trọng thường xuyên và toàn diện.

Công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng được chú trọng. Tỉnh ủy đã tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Tỉnh tham gia các lớp học về lý luận chính trị, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy định số 54 - QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận trong Đảng.

Công tác tổ chức cán bộ được Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xác định là khâu then chốt, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Trong công tác phát triển NNL, các cán bộ, đảng viên chính là những người trực tiếp triển khai các đề án nên các đề án phát triển NNL có đạt được kết quả hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức cũng như trình độ

76

chuyên môn của họ. Vì vậy trong những năm 2005 – 2010, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo. Cán bộ chủ chốt đương chức và dự nguồn của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã hầu hết đều có trình độ đại học chuyên môn và trình độ cử nhân, cao cấp chính trị. Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn hầu hết có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.

Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động năm 2007 trong một

số khu vực (Đơ vị: %) Trình độ Thành phần Sau đại học Đại học CĐCN TCCN Sơ cấp, TCCN Chưa qua đào tạo

Cơ quan Đảng, đoàn thể 2,16 69,67 6,49 20,8

Cơ quan hành chính 2,9 75,5 3,4 10,6 7,5

Cán bộ, công chức xã 9,8 0,7 44,8 10,8 33,9

Viên chức sự nghiệp 1,98 36,2 29,8 29,7 2,3

Khu vực doanh nghiệp 0,11 8,16 3,99 12,39 18,32

(Ngu n: Đề p ển NNL phục vụ CNH, HĐH ỉnh Vĩ P ú giai đ ạn 2008 – 2015)

Những thành tựu trong công tác nâng cao chất lượng NNL ở Vĩnh Phúc là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc củng cố các tổ chức cở sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp. Như vậy, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và các cấp ủy Đảng thường xuyên coi trọng công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; coi đây

77

là nhiệm vụ then chốt nên đã nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, từ đó tạo tiền đề cho thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ công cuộc đổi mới đất nước.

Cùng với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của hệ thống chính quyền các cấp cũng là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra trong đó có mục tiêu phát triển NNL. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, Hội đồng Nhân dân, UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp được kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý và điều hành. UBND các cấp đã từng bước đổi mới phương thức quản lý, điều hành tập trung, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo nhiều lĩnh vực có hiệu quả, kịp thời trọng đó có lĩnh vực phát triển NNL.

Ha à, Đảng bộ tỉ Vĩ P ú p y sức mạnh tổng hợp của ổ chứ đ à ể

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị trong Tỉnh cũng phát huy vai trò tích cực trong công tác phát triển NNL thông qua công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện chủ trương nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Mặt trận và các đoàn thể quần chúng đã vận động nhân dân thực hiện đoàn kết, giúp đỡ nhau vốn để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và giúp cho người nghèo bằng nhiều hình thức như nguồn quỹ gia tộc, dòng họ, người cao tuổi, giải quyết và thu hút được hàng nghìn lao động có việc làm.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, Mặt trận các cấp đã vận động nhân dân tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch phổ cập giáo dục, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học tập, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Mặt

78

trận đã giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường và vận động 100% các xã, phường, thị trấn và khu dân cư xây dựng quỹ khuyến học vận động tham gia xây dựng trường học, giúp đỡ các nhà giáo và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi. Điều này đã góp phần vào việc thiện hiện thăng lợi nâng cao chất lượng NNL.

Hội liên hiệp phụ nữ: Với lực lượng lao động nữ chiếm trên 70% lao

động toàn Tỉnh, hoạt động chủ yếu trong các lãnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giáo dục, y tế .... phụ nữ Vĩnh Phúc đã có những đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như công tác xây dựng, phát triển NNL của Tỉnh nói riêng.

Trong những năm 2001 - 2009, Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh không xây dựng chương trình cụ thể nhưng đã đưa chương trình nâng cao chất lượng NNL vào chương trình công tác toàn khóa (2001 - 2005 và 2006 - 2010 và xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Hội; đưa việc triển khai thực hiện chương trình vào các chỉ tiêu, nội dung đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân phụ trách.

Trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ ở từng địa phương đã tích cực học tập, áp dụng các tiến bộ KHKT phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ, phụ nữ đã góp phần khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống của địa phương như nghề gốm Hương Canh, đan lát Tam Hồng, tre mây Yên Lạc, tre mây Lập Thạch.... Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Các phong trào thi đua như “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được triển khai đến từng hội viên đã góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng NNL.

79

Để cải thiện đời sống tinh thần và thể lực cho số đông phụ nữ địa phương, Hội đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, góp phần tạo nên phong trào mạnh mẽ ở khắp nơi trong Tỉnh. Hội còn phối hợp với Sở Y tế tổ chức khám chữa bệnh định kỳ hàng năm cho hội viên ở tất cả các địa phương trong toàn Tỉnh. Trong 5 năm 2005 - 2010 đã tổ chức khám bệnh tập trung đến từng xã cho trên 10 triệu lượt hội viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS... Phụ nữ đã ý thức được trách nhiệm to lớn của mình nên luôn luôn phấn đấu cố gắng rèn luyện phẩm chất đạo đức để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Hội Nông dân: Vĩnh Phúc có đến 86,6% dân số sinh sống ở nông thôn,

đất nông nghiệp chiếm tới trên 70% diện tích. Kinh tế nông nghiệp của Tỉnh có vai trò quan trọng và đóng góp tới gần 30% DP toàn tỉnh (năm 2009). Tuy nhiên đại bộ phận nông dân trong Tỉnh có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 3,7% chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân chủ yếu còn lao động bằng kinh nghiệm chưa được nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất. Đây là một khó khăn để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng lao động nông thôn là một vấn đề quan trọng để thực hiện được mục tiêu phát triển NNL của Tỉnh.

Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của Hội Nông dân trong công tác phát triển NNL, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành nghị quyết 03-NQ/TU về việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Tỉnh đã hướng vào việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề dịch vụ, giải quyết việc làm tại chỗ, xây dựng nông thôn mới, chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Hiện nay, thực hiện quyết định 1956/QĐ – TTg của thủ tướng

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạoxây dựng và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 2010 (Trang 74 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)