Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Tình hình giáo dục việt nam thời thuộc địa 1858 1945 (Trang 74 - 77)

Bên cạnh những mặt tiêu cực, nền giáo dục Việt Nam thời thuộc địa cũng có những vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ này. Sự ra đời của nền giáo dục mới, đã tạo ra những bước chuyển biến lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội so với giai đoạn dưới triều Nguyễn.

Thời Nguyễn, nước ta là một nước thuần nông, sản xuất nhỏ và manh mún, công thương nghiệp chưa phát triển. Sang giai đoạn này với việc ra đời nền giáo dục mới, mở các trường đại học - cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đã đào tạo được một đội ngũ đông đảo những người có trình độ chuyên môn cao trong các ngành như nông, lâm, công thương nghiệp… từ đó đưa đến sự phát triển của các ngành này, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước.

Việc mở các trường dạy nghề đã đào tạo được một nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành kinh tế. Đây là nguồn nhân lực phục vụ cho các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… đây là đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật, được đào tạo bài bản, nắm bắt và bắt kịp với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, làm giảm sức lao động chân tay, đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại.

Khi khoa học kĩ thuật được phát triển, đã hạn chế được tính chất tiểu nông, manh mún, tự cung tự cấp của kinh tế Việt Nam như dưới triều Nguyễn. Nó còn đưa đến một sự phát triển mới đa dạng hơn, hiện đại hơn của nền kinh tế, bao gồm cả nông, lâm, công thương nghiệp chỉ không chỉ đơn thuần là kinh tế tiểu nông.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đội ngũ những người có trình độ kĩ thuật chuyên môn này, đã trở thành lực lượng tiên phong đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng kinh tế sau khi đất nước được thống nhất.

Giáo dục thời kỳ này không chỉ có vai trò đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với xã hội. Nền giáo dục mới với việc tiến hành phổ cập giáo dục, mở trường học đến tận nông thôn, miền núi đã góp phần nâng cao trình độ

dân trí, nhân dân được tiếp cận với tri thức khoa học, tiến bộ văn minh thế giới. Sự phát triển của nền giáo dục mới, đã đào tạo cho xã hội ta những tầng lớp biết chữ khác nhau và tham gia vào và tham gia vào các ngành nghề hết sức đa dạng.

Nội dung chương trình học đưa vào những môn mới như khoa học thường thức, về phép giữ gìn vệ sinh nhằm chống lại các bệnh phổ biến như sốt rét, mắt hột, đậu mùa… hay việc mở các trường như Nông nghiệp, Thú y, Y Dược… đã tạo ra một lực lượng tri thức mới, có trình độ khoa học kĩ thuật, có chuyên môn, nghiệp vụ có thể áp dụng vào thực tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Nội dung học tập của nền giáo dục mới đã hướng người ta vào những ngành nghề mới, không bó hẹp trong một nghề duy nhất là thi đỗ và làm quan, với những ngành nghề mới họ có thể nuôi sống bản thân tùy vào năng lực của mình. Học sinh càng học lên cao kiến thức càng phát triển đầy đủ và toàn diện hơn, do đó cá nhân được phát triển đầy đủ hơn, toàn diện hơn.

Sự phát triển của giáo dục thời kỳ này, còn đưa đến sự phân hóa trong xã hội, hình thành nhiều giai cấp tầng lớp mới trong xã hội. Ngoài hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân đã bắt đầu xuất hiện các giai cấp mới là công nhân, tư sản, tiểu tư sản, đây là những đại diện mới của xã hội Việt Nam.

Trong đó giai cấp tiểu tư sản, tuy mới ra đời nhưng đã chiếm số lượng khá đông trong xã hội, bao gồm trí thức, học sinh, sinh viên là chủ yếu. Đây là thành phần ra đời từ nền giáo dục mới Pháp - Việt, họ là những người đầu tiên tiếp xúc được với các tư tưởng tiến bộ và sau này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá những tư tưởng tiến bộ vào các tầng lớp nhân dân.

Sự ra đời và phát triển của các lực lượng xã hội mới, đã tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết cho sự tiếp thu các quan điểm và tư tưởng mới, làm cơ sở và động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào dân tộc, đưa đến một bộ mặt mới cho xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tình hình giáo dục việt nam thời thuộc địa 1858 1945 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)