* Tiền đề dẫn đến cuộc cải cách
cử giữ chức Tổng xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ mở đầu cho một thời kỳ mới của giáo dục Việt Nam. Khi Pôn Be vừa đến Hà Nội đã ra lời kêu gọi đầy thiện chí: “Bước sang giai đoạn 1886-1916, nước ta đã hoàn toàn nằm dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp. Sau hai hiệp ước năm 1883 và 1884, lúc này thực dân Pháp bắt đầu củng cố bộ máy chính quyền và tiến hành khai thác thuộc địa. Để thực hiện được mục đích đó, thực dân Pháp đã tiến hành cải cách giáo dục nhằm khắc phục những khó khăn, lúng túng của giáo dục trong giai đoạn trước mà chúng đã tiến hành ở Nam Kỳ.
Tháng 6 - 1886, Pôn Be được Người Pháp đến đây để nâng cao đời sống nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế và nâng cao cả đời sống tinh thần bằng giáo dục” [3, tr.55] . Ông chủ trương làm từ từ sao cho ảnh hưởng của nước Pháp ngấm dần nhưng liên tục vào nhân dân.
Pôn Be không chỉ tổ chức ban Học chính, mà còn đôn đốc việc xây dựng trường sở và ra những chỉ thị cụ thể để chỉ đạo công tác giáo dục. Pôn Be đã cho mở thêm các trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ ở Bắc Kỳ, nhưng chương trình tinh giản hơn như việc chữ Pháp không sa lầy vào ngữ pháp, mà dạy nhiều từ vựng liên quan đến công việc, còn chữ Hán không chủ trương xóa bỏ nhưng việc dạy phải tùy theo từng loại trường.
Với trường Pháp - Việt thì chữ Hán vẫn đảm bảo mức độ nhất định. PônBe cũng gợi ý cần thành lập các trường ở một cơ sở trung tâm hành chính có các thông ngôn, công chức và các hạ sĩ quan trong quân đội Pháp đến làm giáo viên. Ngoài ra các giáo sĩ được phép mở trường tư, dạy trẻ em ở các tầng, lớp xã hội không phân biệt giàu nghèo. Không chỉ có trường dạy văn
hóa mà Pôn Be còn cho tổ chức hai trường dạy nghề đào tạo công nhân mộc, rèn và làm đồ mĩ nghệ bản xứ.
Pôn Be đã tổ chức được một trường thông ngôn, 9 trường tiểu học con trai, 4 trường tiểu học con gái, chương trình học giống như các trường học Nam Kỳ, một trường dạy vẽ và 117 trường dạy Quốc ngữ. Không chỉ có thế, để nắm chắc tầng lớp quan lại và sĩ phu phong kiến, ông đã tổ chức ở Huế một trường học đặc biệt để dạy tiếng Pháp cho những người Hoàng tộc và con em quan lại cao cấp trong triều. Tháng 7-1886, Pôn Be ký nghị định thành lập “Bắc Kỳ hàn lâm viện” để tập hợp các nhà thông thái đất Bắc . Dự định mở một nhà in chữ Hán, tổ chức một tờ báo chữ Hán nhưng chưa kịp làm thì Pôn Be chết năm 1886 nên dự định này không thể thực hiện được.
Sau khi Pôn Be chết, Lanetxăng lên thay năm 1894, thực dân Pháp cũng chỉ tổ chức được một vài trường học ở vùng biên giới Việt Trung như Cao Bằng, Lạng Sơn…. Sau khi Rutxô thay Lanetxăng, đã cho mở trường Quốc học Huế nhằm đào tạo con em tầng lớp trên của triều đình phong kiến thành tay sai cho chúng.
Sau khi Đume lên thay Rutxô năm 1897, ông ta đã cho thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ (1898), là cơ quan nghiên cứu khoa học lớn của Pháp, hoạt động đầu tiên của cơ quan này là đề xuất chương trình cải cách giáo dục.
Tháng 6 - 1898, Đume đã kí nghị định về thể thể thức thi chữ Quốc ngữ và chữ Pháp trong các kỳ thi thi Hương, theo đó từ năm 1903 trở đi chữ Pháp và chữ Quốc ngữ sẽ trở lên bắt buộc trong các kỳ thi Hương. Như vậy, đến năm 1905, hệ thống giáo dục Việt Nam tồn tại dưới các hình thức khác nhau như.
Ở Nam Kỳ, đa số các tổng xã đều có trường tiểu học Pháp - Việt, dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, chữ Hán hầu như bãi bỏ hoàn toàn nếu không cũng chỉ là môn phụ.
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ số trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ còn rất ít ỏi. Ở Hà Nội có 15 trường Pháp - Việt, Thanh Hóa 2 trường Pháp - Việt, Hội An có1trường Pháp - Việt.
Như vậy, là ba kỳ với ba chế độ giáo dục khác nhau, đã gây cho người Pháp nhiều khó khăn trong việc quản lý và chỉ đạo. Hơn thế nữa, vào lúc này tình hình chính trị đã đi vào ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, đòi hỏi đội ngũ công nhân và kĩ thuật có trình độ cao hơn. Về giáo dục cũng đòi hỏi sự thay đổi cho phù hợp với tình hình. Năm 1903, Pôn Bô đã ký nghị định thành lập Hội đồng nghiên cứu cải cách giáo dục. Sau ba năm hoạt động đến năm 1906 đã công bố nội dung cải cách.
Việc thực dân Pháp tiến hành cải cách giáo dục lần thứ nhất, nguyên nhân là do nền giáo dục Nho học cổ truyền vẫn là nền giáo dục phổ biến trong nhân dân, những trường Pháp - Việt được thành lập thì chất lượng rất kém và không thể áp đảo nổi nền giáo dục chữ Hán. Kết quả còn đi ngược lại ý muốn của họ, bởi gánh nặng tài chính tăng ở làng, xã dẫn đến trường công giảm trường tư ngày càng tăng (trường dạy chữ Hán), việc trường tư tăng lên dẫn đến thực dân Pháp không thể kiểm soát được tình hình và dẫn đến các Nho sĩ có thể dùng nghề dạy học để truyền bá tư tưởng yêu nước.
Nguyên nhân nữa là do mâu thuẫn giữa các “cộng sự” của họ tức là các tân học có công giúp họ truyền bá tư tưởng Thái Tây vào nhân dân nhưng bị lép vế so với phái cựu học. Vào lúc này tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, ở khu vực Châu Á có nhiều chuyển biến lớn nhất là ở Trung Quốc , Nhật Bản đã tiến hành những cải cách giáo dục nền giáo dục truyền thống của họ. Người Trung Quốc và những quốc gia có nền văn minh Trung Hoa đã hiểu rằng nền văn minh cổ đại của họ không còn là một thứ vũ khí hữu hiệu nữa, và Trung Quốc đã cải cách hoàn toàn nền giáo dục của họ theo mô hình Nhật Bản. Lúc này người An Nam, do sự tiếp xúc với người Pháp đã
làm quen với những phát minh hiện đại, điều đó đòi hỏi một nền giáo dục thích hợp hơn với thời đại của họ. Hơn thế nữa từ những thất bại và thành công trong gần nửa thế kỷ, việc tổ chức nền giáo dục phục vụ cho công cuộc xâm lược và khai thác nước ta, cũng là những kinh nghiệm quan trọng để họ tiến hành cải cách giáo dục.
Những cải cách trong hệ thống trường Pháp - Việt
Những trường Pháp - Việt dạy chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp từ ba đến bốn năm, nội dung còn khá tùy tiện. Theo cải cách của Pôn Bô, trường Pháp - Việt được tổ chức thành hai bậc là tiểu học và trung học.
- Bậc tiểu học Pháp -Việt
Bậc tiểu học gồm bốn lớp là lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Cuối bậc có kỳ thi lấy bằng tiểu học Pháp - Việt. Chương trình học hầu hết bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Tiếng Pháp được học ngay từ lớp tư, môn đối thoại thầy giáo hướng dẫn cho học sinh tự tìm những câu trả lời, không nhất thiết chỉ trong phạm vi những câu đã học thuộc.
Các môn bằng tiếng Việt và chữ Hán gồm: Quốc ngữ, chính tả, luận, tập dịch Việt - Pháp, học thuộc lòng, chữ Hán. Chương trình sử dụng chữ Việt và chữ Hán đã rất ít, lại tùy tiện, yêu cầu lại thấp, học sinh chỉ cần đọc trôi chảy và đúng, chữ Hán chỉ mang nội dung luân lý và không dạy khoa học bằng loại chữ này.
- Bậc trung học Pháp - Việt
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, học sinh được thi vào trường trung học, bậc này được chia làm hai cấp: trung học đệ nhất cấp và trung học đệ nhị cấp. Trung học đệ nhất cấp học bốn năm, trong thời gian này học sinh chọn sẵn ngành mà mình sẽ học khi lên đệ nhị cấp. Đệ nhị cấp, cấp này chỉ học một năm chia làm hai ban:
Ban văn: học thêm một ít chương trình của ban Tú tài Pháp, dạy cả tiếng Việt và tiếng Pháp.
Ban khoa học: chia làm ba ngành: nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp mục đích là đào tạo nhân viên cho ngành kinh tế , chú trọng những môn khoa học thực hành.
Cải cách trong hệ thống trường chữ Hán
Cải cách trong hệ thống trường chữ Hán đã làm thay đổi khá nhiều cơ cấu của nền giáo dục cổ truyền. Nền giáo dục chữ Hán được chia làm ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học.
- Bậc ấu học
Bậc ấu học có ba loại trường:
Trường một năm hoặc dưới một năm cho những vùng xa xôi hẻo lánh nên chỉ dạy chữ Quốc ngữ không dạy chữ Hán và chữ Pháp.
Trường hai năm dạy chữ Hán và Quốc ngữ.
Trường ba năm dạy cả chữ Hán, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ở trường này chữ Hán không bắt buộc nhưng chữ Pháp thì bắt buộc. Sau khi học xong sẽ có một kỳ thi gọi là “hạch tuyển”, ai đỗ sẽ được cấp bằng tuyển sinh.
- Bậc tiểu học
Các trường tiểu học, học trong hai năm, mở ở các phủ huyện do các Giáo Thụ, Huấn đạo chịu trách nhiệm. Chương trình học gồm các môn của cả ba thứ chữ nhưng Quốc ngữ chiếm nhiều giờ nhất: 15 giờ mỗi tuần dạy các môn như toán, luận, cách trí, sử, địa, vệ sinh, luân lý…
Chữ Hán: chiếm 10 giờ trên tuần, chương trình khá nặng vì phải học cả Tứ thư, Chính biên toát yếu, luật lệ toát yếu, Đông Dương chính trị…
Chữ Pháp: tuy ít hơn hai chữ kia nhưng cũng chiếm gần 10 giờ trên tuần, với hai môn chính là tập đọc và tập làm văn, cuối năm thứ hai có kỳ thi
“hạch khóa” để lấy bằng khóa sinh, người đỗ được miễn sưu dịch ba năm và được học lên trung học.
- Bậc trung học
Trường trung học thường mở ở các tỉnh lỵ, do Đô đốc học phụ trách , học sinh được cấp học bổng. Chương trình học gồm các môn của ba thứ chữ nhưng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ được dạy nhiều hơn cả.
Chữ Quốc ngữ chiếm nhiều giờ nhất mỗi tuần.
Chữ Pháp chiếm nhiều thời gian hơn chữ Hán (12 giờ một tuần), trừ một giờ học toán còn lại là đọc sách, học văn và học dịch.
Chữ Hán chỉ có 7 giờ mỗi tuần, nhưng chương trình vẫn nặng vì các sách Kinh thư, Kinh thi, Kinh lễ, còn học làm sớ tấu…
Học hết trung học, học sinh qua một kỳ thi gọi là “thí sinh hạch”, người đỗ được cấp bằng thí sinh, được miễn sưu dịch một năm và được thi Hương.
- Cải cách thi Hương
Về thi Hương thì hình thức và nghi lễ vẫn như cũ, nhưng nội dung có thay đổi.
Trường nhất: văn sách viết bằng chữ Hán gồm năm đầu bài. Trường nhì: luận chữ Việt
Trường ba: Dịch một bài chữ Pháp hay chữ Việt và một bài chữ Hán sang chữ Pháp.
- Sách giáo khoa
Về sách giáo khoa, hội đồng cải cách giáo dục tiến hành biên soạn với một số yêu cầu như.
Về sách Quốc ngữ:
Sách tập đọc: nội dung về hành chính, phong tục và những nguyên tắc về đạo đức, giải thích một số hiện tượng thiên nhiên, những điều khuyên về vệ sinh…
Sách địa dư thế giới: Đông Dương và Pháp viết thành một phần riêng, ngoài ra còn có toán pháp, cách trí, vệ sinh.
Về sách chữ Hán:
Sách luân lý theo quan điểm Nho giáo.
Sách lịch sử Việt Nam bao gồm cả chế độ cai trị, luật pháp ở Đông Dương.
Ngoài ra còn dự định biên soạn một cuốn từ điển Pháp - Viêt nhưng chưa thực hiện được.
Những cải cách đối với một số trường khác
- Trường nữ học
Trường dành riêng cho nữ sinh có ba loại: Trường sơ học: học chung với trường nam
Trường tiểu học: tổ chức tại các trường học do các nữ giáo viên người Pháp phụ trách.
Trường cao đẳng: tổ chức tại các thủ phủ các xứ nhằm đào tạo chủ yếu là các nữ giáo viên.
Chương trình dạy chủ yếu là thực hành: chương trình chung dạy bằng tiếng mẹ đẻ gồm tập đọc, tập viết, luân lý, vệ sinh và một chương trình thực hành gồm các nghề thủ công.
- Trường dạy nghề
Trước cải cách của Pôn Bô năm 1906, Pháp đã tổ chức ở Đông Dương 12 trường chuyên nghiệp, tập trung chủ yếu ở Nam Kỳ để đào tạo công nhân kĩ thuật, phục vụ cho khai thác thuộc địa. Trong chương trình cải cách này họ dự định đào tạo công nhân cho một số ngành như:
Công nghiệp Châu Âu: đã có trong xứ như xí nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải, điện lực…
Mỹ nghệ và thủ công nghiệp “bản xứ”: các nghề như nghề mộc, nghề rèn, nghề gốm…
Xây dựng trường Đại học đầu tiên
Ngày 16 - 5 - 1906, Toàn quyền Pôn Bô ký nghị định thành lập trường đại học đầu tiên ở Việt Nam cũng như của Đông Dương.
Trường Đại học Đông Dương gồm một số trường cao đẳng cho sinh viên thuộc địa và các xứ lân cận, trường dùng tiếng Pháp để truyền dạy kiến thức khoa học và phương pháp nghiên cứu của người Châu Âu.
Trường Đại học Đông Dương bao gồm năm trường cao đẳng: Trường Luật và Pháp chính: chia làm ba ngành.
Ngành thứ nhất: là trường Hậu Bổ Hà Nội để đào tạo quan lại.
Ngành thứ hai: đào tạo những viên chức cho cơ quan cai trị của nhà nước bảo hộ.
Ngành thứ ba: thiên về thương nghiệp để đào tạo ra những viên chức cho ngành thương chính và thuế quan.
Trường Cao đẳng khoa học: Gồm ngành toán, vật lý, hóa học, sinh vật. Mục đích đào tạo là đào tạo những giáo viên và những người nghiên cứu khoa học.
Trường Cao đẳng Y khoa: gồm hai ngành Y và Dược Trường Cao đẳng xây dựng: có ba ngành.
+ Cầu đường, đường sắt, mỏ. + Điện khí thực hành.
+ Nông nghiệp, dâu tằm và thú y.
Trường Cao đẳng văn chương: dạy ngôn ngữ và văn học cổ điển Phương Đông, lịch sử và địa lý các nước Viễn Đông, lịch sử văn học Pháp, lịch sử triết học và nghệ thuật.
Ngày 10 - 11 - 1917, trường Đại học Đông Dương khai giảng với 94 sinh viên. Đến cuối năm học thì còn 41 sinh viên. Do số lượng sinh viên ít, chưa đáp ứng được về nội dung chương trình cũng như chất lượng giáo viên nên trường đã phải đóng cửa.
Như vậy, có thể thấy cải cách giáo dục lần thứ nhất đã chứng kiến sự tác động mạnh mẽ của nền giáo dục Pháp - Việt vào hệ thống giáo dục phong kiến. Cải cách này mang tính chất toàn diện vì nó tác động đến cả hai nền giáo dục phong kiến và Pháp - Việt, nhưng chưa triệt để vì nó chưa xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục phong kiến , hai nền giáo dục phong kiến và Pháp - Việt vẫn tồn tại song song.
Trong cuộc cải cách lần thứ nhất, về mặt chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của thực dân Pháp. Bởi thực dân Pháp mong muốn trong thời gian ngắn tổ chức đào tạo được một số công nhân kĩ thuật và viên chức giúp việc, nhưng kết quả thu được là không nhiều. Do gặp nhiều khó khăn về thầy giáo, về sách giáo khoa, tổ chức cơ sở vật chất, nội dung chương trình còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Sau cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, ở Việt Nam tồn tại song song hai nền giáo dục phong kiến và Pháp - Việt.