TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI KỲ 1858-1885 1 Chính sách giáo dục của thực dân Pháp thời kỳ 1858 –

Một phần của tài liệu Tình hình giáo dục việt nam thời thuộc địa 1858 1945 (Trang 36 - 37)

2.1.1. Chính sách giáo dục của thực dân Pháp thời kỳ 1858 – 1885

Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng. Bị quân dân ta chống cự quyết liệt, thực dân Pháp phải đổi hướng tấn công vào Gia Định. Sau một thời gian chống cự yếu ớt, triều đình Huế đã buộc phải cắt đất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Năm 1867, Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây. Năm 1874, bắt triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn Nam Kỳ. Từ đây toàn Nam Kỳ đặt dưới sự cai trị của các Đô đốc Pháp.

Ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp đã bắt tay vào thực hiện các chính sách khai thác thuộc địa, trong đó có cả chính sách giáo dục nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của chúng.Sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp đã lập tức xóa bỏ hệ thống giáo dục cũ và thay thế bằng một nền giáo dục mới.

Khi tiến hành xây dựng một nền giáo dục mới ở nước ta, thực dân Pháp có ba mục đích:

Thứ nhất là để đào tạo lớp người thừa hành chính sách của thực dân Pháp là cai trị và khai thác Việt Nam (cả Đông Dương), tức là các viên chức hành chính , các thầy giáo, thầy thuốc, kĩ thuật viên ngành xây dựng… trong đó nhu cầu cấp bách nhất lúc bấy giờ là đào tạo ra những thông ngôn và tạo ra được trong lớp người thừa hành những tay chân trung thành mà thực dân Pháp có thể tin cậy.

Thứ hai là để truyền bá tư tưởng sợ Pháp, phục Pháp, lòng biết ơn công “khai hóa” của Pháp và sự trung thành đối với thực dân Pháp.

Mục đích thứ ba là mị dân, làm cho nhân dân Việt Nam tin rằng nền giáo dục mà thực dân Pháp tổ chức ra ở Việt Nam là văn minh, là tiến bộ.

Trong ba mục đích trên của thực dân Pháp, thì hai mục đích đầu là cơ bản nhất, còn mục đích thứ ba chỉ là để đối phó với sự đấu tranh của nhân dân ta đòi có một nền giáo dục tiến bộ.

Để thực hiện mục đích đó, chúng đã mô phỏng theo mô hình giáo dục ở Pháp đương thời, sửa đổi cho phù hợp với tình hình Việt Nam, với tên gọi “giáo dục Pháp cho người bản xứ” hay ta thường gọi là giáo dục Pháp - Việt, trong đó tiếng Pháp là chuyển ngữ.

Để xây dựng một “nền giáo dục của Pháp cho người bản xứ” chúng đã tổ chức ra một bộ máy quản lý mà chúng trực tiếp nắm rất chặt: đặt ra ở ba xứ mỗi xứ một Sở giáo dục cho người bản xứ, do người Pháp đứng đầu để xây dựng nền giáo dục đó.

Một phần của tài liệu Tình hình giáo dục việt nam thời thuộc địa 1858 1945 (Trang 36 - 37)