Kết quả đánh giá về mặt định lượng

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 136 - 182)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.5.2. Kết quả đánh giá về mặt định lượng

3.5.2.1. Kết quả đánh giá về mặt định lượng năm học 2010-2011

Bảng 3.3: Số HS đạt điểm Xi của nhóm ĐC và TN Đề Đối tượng Số HS Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 24 0 1 2 6 6 4 4 1 0 0 TN 24 0 1 1 2 4 5 6 5 0 0 2 ĐC 24 0 1 1 2 7 5 5 3 0 0 TN 24 0 0 1 1 2 6 6 6 2 0 Bảng 3.4: Bảng tần suất của nhóm TN và ĐC Đề Đối tượng Số HS Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Lớp ĐC 24 0 4.17 8.33 25.00 25.00 16.67 16.67 4.17 0 0 Lớp TN 24 0 4.17 4.17 8.33 16.67 20.83 25.00 20.83 0 0 2 Lớp ĐC 24 0 4.17 4.17 8.33 29.17 20.83 20.83 12.50 0 0 Lớp TN 24 0 0 4.17 4.17 8.33 25.00 25.00 25.00 8.33 0

Bảng 3.5: Bảng lũy tích của nhóm TN và ĐC

Đề Đối tượng

Số HS

Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Lớp ĐC 24 0 4.17 12.50 37.50 62.50 79.17 95.84 100.0 100.0 100.0 Lớp TN 24 0 4.17 8.33 16.67 33.33 54.17 79.17 100.0 100.0 100.0 2 Lớp ĐC 24 0 4.17 8.33 16.67 45.83 66.67 87.50 100.0 100.0 100.0 Lớp TN 24 0 0 4.17 8.33 16.67 41.67 66.67 91.67 100.0 100.0

Hình 3.1: Đồ thị lũy tích so sánh kết quả điểm kiểm tra đề 1

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

Hình 3.2: Đồ thị lũy tích so sánh kết quả điểm kiểm tra đề 2

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

Bảng 3.6: Các tham số đặc trưng bài kiểm tra Đề Đối tượng Tham số X ε S2 S V t f tα 1 Lớp ĐC 5.08 0.31 2.25 1.50 29.53 2.07 46 2.01 Lớp TN 6.04 0.33 2.72 1.65 27.32 2 Lớp ĐC 5.71 0.32 2.40 1.55 27.15 2.23 46 2.01 Lớp TN 6.71 0.30 2.22 1.49 22.21

3.5.2.2. Kết quả đánh giá về mặt định lượng năm học 2011-2012

Bảng 3.7: Số HS đạt điểm Xi của nhóm ĐC và TN Đối tượng Số HS Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 32 0 0 3 5 7 6 8 3 0 0 TN 32 0 0 1 4 3 6 9 7 2 0 Bảng 3.8: Bảng tần suất của nhóm TN và ĐC Đối tượng Số HS Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp ĐC 32 0 0 9.4 15.6 21.9 18.8 25.0 9.4 0 0 Lớp TN 32 0 0 3.1 15.6 12.5 15.6 28.1 21.9 3.1 0 Bảng 3.9: Bảng lũy tích của nhóm TN và ĐC Đối tượng Số HS

Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp ĐC 32 0 0 9.4 25.0 46.9 65.7 90.7 100.0 100.0 100.0 Lớp TN 32 0 0 3.1 18.7 31.2 46.8 74.9 96.8 100.0 100.0

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

Hình 3.3: Đồ thị lũy tích so sánh kết quả điểm kiểm tra Bảng 3.10: Các tham số đặc trưng bài kiểm tra

Đối tượng Tham số X ε S2 S V t f tα Lớp ĐC 5.63 0.27 2.24 1.50 26.64 2.16 62 2.0 Lớp TN 6.47 0.28 2.45 1.56 24.11

So sánh: t > tα.Điều đó chứng tỏ sự khác nhau giữa Xtnvà X®c là có ý nghĩa. Do đó có thể kết luận: trung bình cộng về điểm số của bài kiểm tra của HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là thực chất.

Từ kết quả xử lý số liệu kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS ở các nhóm TN cao hơn nhóm ĐC tương ứng, cụ thể:

* Từ số liệu các bảng thực nghiệm

− Tỷ lệ % HS TB, kém (từ 3 – 6 điểm) của các nhóm TN luôn thấp hơn của các nhóm ĐC tương ứng.

− Tỷ lệ % HS khá, giỏi (từ 7 – 10 điểm) của các nhóm TN luôn cao hơn ở khối ĐC tương ứng.

- Điểm trung bình cộng của HS khối lớp TN tăng dần và luôn cao hơn so với điểm trung bình cộng của HS khối lớp ĐC.

- Độ lệch chuẩn của các giá trị điểm trung bình cộng ở lần kiểm tra 1 tương đối cao và độ lệch chuẩn của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, chứng tỏ có sự phân tán số liệu, nghĩa là đề kiểm tra HS lần 1 có tác dụng phân hoá rõ rệt. Độ lệch chuẩn của nhóm ĐC nhỏ hơn, do điểm của HS tương đối tập chung ở khoảng trung bình, yếu.

- Độ lệch chuẩn của các giá trị điểm trung bình cộng ở lần kiểm tra 2 tương đối cao và độ lệch chuẩn của nhóm TN thấp hơn so với nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ ngoài tác dụng phân hoá của đề kiểm tra lần 2, nội dung dạy học và phương pháp dạy học áp dụng cho nhóm TN đã có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng học tập của HS, thể hiện ở sự chuyển dịch về điểm số của HS ở nhóm TN đã tập trung nhiều hơn ở khoảng điểm 7 - 10 trong khi điểm số của HS ở nhóm ĐC phân tán hơn và phần nhiều tập trung ở khoảng 5 - 6.

* Từ đồ thị các đường luỹ tích

Đồ thị các đường lũy tích của các nhóm TN luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của các nhóm ĐC tương ứng. Điều này chứng tỏ nội dung dạy học và phương pháp dạy học mà chúng tôi đề xuất khi được áp dụng vào thực tế cho kết quả học tập cao hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này chúng tôi đã trình bày quá trình TNSP bao gồm:

- Tiến hành TNSP trong hai năm học 2010-2011 và 2011-2012 với hệ thống bài tập đã đề xuất. Đối tượng thực nghiệm là các HS tham gia đội tuyển HSG khối 10, với số liệu như sau :

+ Số HS TN và ĐC : 112. + Số GV tham gia TN : 4. + Số trường tham gia TN : 4. + Số chương đã tiến hành TN : 5. - Đánh giá, xử lý kết quả TNSP.

Trong quá trình TN chúng tôi đã áp dụng phương pháp điều tra cơ bản, phương pháp thực nghiệm sư phạm và vận dụng phương pháp thống kê toán học để tập hợp và so sánh các số liệu, phân tích nhận xét về tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập để nâng cao chất lượng học môn hóa học. Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi đi đến kết luận sau:

- Tài liệu có hướng dẫn tỏ ra thích hợp với các HS thuộc đội tuyển HSG. Tài liệu giúp các em trong việc tìm kiếm nguồn thông tin khi khám phá kiến thức mới, góp phần tăng cường khả năng tự học cũng như tính chủ động sáng tạo, sự hứng thú yêu thích môn hoá học, đặc biệt là HSG hoá học.

- Tài liệu góp phần hỗ trợ bài giảng của GV trên lớp từ đó làm thay đổi phương pháp dạy học theo xu thế hiện nay.

- Hệ thống bài tập được thiết kế từ dễ đến khó, có phần hướng dẫn để các em nghiên cứu. Tài liệu này giúp các em HS có thể tự thử sức mình ở các cấp độ khác nhau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn sau :

1.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài: Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG, những phẩm chất và năng lực cần có của HSG hóa học, những kĩ năng GV cần có để bồi dưỡng HSG có hiệu quả, hệ thống hóa một số dạng bài tập và phương pháp xây dựng bài tập giúp phát triển tư duy cho HSG đồng thời phân tích được thực trạng công tác bồi dưỡng HSG hóa học ở bậc THPT hiện nay.

1.2. Xây dựng 8 nguyên tắc và qui trình gồm 8 bước để định hướng cho việc xây dựng hệ thống bài tập.

1.3. Đã hệ thống được nội dung kiến thức cơ bản và chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu mở rộng kiến thức, bồi dưỡng HSG tham dự kì thi HSG cấp tỉnh, thành. 1.4. Đã hệ thống được một số dạng bài tập ứng với 6 chương và đã đề xuất (tuyển

chọn, xây dựng) được một hệ thống gồm 464 bài tập phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG. Cụ thể như sau :

- Chương “Nguyên tử”: 69 bài.

- Chương “BTH và Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học”: 62 bài. - Chương “Liên kết hóa học”: 53 bài.

- Chương “Phản ứng oxi hóa – khử”: 58 bài. - Chương “Nhóm halogen”: 122 bài.

- Chương “Nhóm oxi – lưu huỳnh”: 100 bài.

1.5. Ngoài ra, ứng với mỗi dạng bài tập của mỗi chương chúng tôi còn bổ sung thêm một số điểm cần lưu ý khi làm bài tập và có hệ thống bài tập minh họa giúp phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và khả năng tự học của mỗi HS.

1.6. Tiến hành thực nghiệm trong hai năm học 2010 - 2011 và 2011 - 2012 với hệ thống bài tập của 5 chương, 7 cặp lớp thực nghiệm – đối chứng ở 4 trường THPT (tổng số HS thực nghiệm và đối chứng là 112).

1.7. Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học và phân tích kết quả, nhận thấy thông qua những kết quả định lượng và định tính thu được từ quá trình TNSP đã khẳng định được độ tin cậy, tính đúng đắn, tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành thực nghiệm, chúng tôi có một số kiến nghị sau :

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Để việc bồi dưỡng HSG có tính định hướng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng một hệ thống lý thuyết và bài tập các vấn đề trọng tâm phù hợp với nội dung thi HSG từng cấp (huyện, tỉnh/thành, quốc gia).

– Nội dung ra đề phải hướng vào các vấn đề hóa học của thời đại, phản ánh được mối quan hệ của hóa học với thực tế, giúp HS thấy được sự gần gũi của hóa học với cuộc sống và giúp HS có thể vận dụng kiến thức của mình để giải quyết các vấn đề thực tế.

2.2. Với trường THPT

– Nhà trường nên tạo điều kiện cho HSG có thời gian tự học, có thể bớt cho các em một số hoạt động ngoại khóa, các buổi học trái buổi,...

– Cần có chế độ hợp lý đối với các GV và các HSG tham gia công tác bồi dưỡng HSG như:1T Bớt tiết nghĩa vụ, công tác kiêm nhiệm; bồi dưỡng thỏa đáng cho GV, có chế độ học bổng hàng năm cho HS; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các GV và HS đạt thành tích như đi tham quan nghỉ mát, ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức…

– Trong việc bồi dưỡng HSG nhà trường phải chọn ra đội ngũ giáo viên ưu tú nhất để tham gia giảng dạy. Kiến thức để bồi dưỡng HSG có tính chuyên sâu, độ khó cao, tính bao quát rộng, rất tốn kém thời gian nên mỗi môn học cần phải nhiều

giáo viên tham gia và mỗi giáo viên nên phụ trách từng mảng chuyên đề để dễ nghiên cứu và giảng dạy có chất lượng.

– Ngoài những đầu tư riêng của GV, nhà trường cần xây dựng một tủ sách dành riêng cho việc dạy, học môn chuyên và bồi dưỡng HSG trong đó bao gồm các tài liệu giảng dạy của giáo viên, tài liệu học tập của học sinh, các tài liệu tham khảo, nghiên cứu trong và ngoài nước.

2.3. Với các GV tham gia bồi dưỡng HSG

– Giáo viên dạy HSG phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường xuyên để cập nhật, bổ sung và phát triển nội dung các chuyên đề bồi dưỡng HSG, phải chủ động đi trước học sinh một bước, hướng dẫn và cùng tham gia giải bài tập với học sinh kể cả bài đã biết (có lời giải) lẫn chưa biết (chưa có lời giải).

– Xây dựng các chuyên đề phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh, tạo điều kiện để HS phát huy được khả năng tự học, khả năng tranh luận trên lớp, đây cũng là tiền đề quan trọng giúp cho việc học tập của HS trong đội tuyển được hiệu quả hơn.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tôi tạo ra được tư liệu giảng dạy - bồi dưỡng HS giỏi bổ ích và phong phú, giúp cho việc giảng dạy của mình đồng thời cũng giúp tôi nâng cao kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới chúng tôi có thể xây dựng hệ bài tập cho chương trình lớp 11, 12 THPT ban nâng cao.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng HSG hóa học lớp 10 THPT”. Do thời gian không nhiều, lại bước đầu làm công việc nghiên cứu nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi có thể tiếp tục phương hướng nghiên cứu đã đặt ra và vận dụng vào trong giảng dạy. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Ngọc An (1998), Hóa học nâng cao lớp 10, NXB Giáo dục.

2. Ngô Ngọc An (2004), 350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 10, NXB Giáo dục.

3. Ngô Ngọc An (2006), Tuyển chọn, phân loại các dạng bài tập đề thi tuyển sinh đại học hóa đại cương và vô cơ – Phần bài tập, NXB ĐHSP.

4. Ngô Ngọc An (2006), Tuyển chọn, phân loại các dạng bài tập đề thi tuyển sinh đại học hóa đại cương và vô cơ – Phần lí thuyết, NXB ĐHSP.

5. Ngô Ngọc An (2006), Bài tập nâng cao hóa vô cơ – chuyên đề phi kim, NXB ĐHSP.

6. Ngô Ngọc An (2002), Bài tập nâng cao hóa vô cơ – chuyên đề kim loại, NXB Giáo dục.

7. Ngô Ngọc An (2006), 500 câu hỏi lí thuyết hóa học luyện thi đại học – tập 1, NXB Giáo dục.

8. Ngô Ngọc An (2005), Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp, NXB Giáo dục.

9. Phạm Ngọc Bằng và các tác giả (2009), 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa học, NXB ĐHSP.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 11 THPT môn hóa học, NXB Giáo dục.

11. Ban tổ chức kì thi trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (2001), Tuyển tập đề thi Olympic 30-4 môn Hóa – lần thứ VII, NXB Giáo dục.

12. Ban tổ chức kì thi trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (2009), Tuyển tập đề thi Olympic 30-4 môn Hóa – lần thứ XV, NXB Giáo dục.

13. Ban tổ chức kì thi trường chuyên THPT Lê Hồng Phong, Một số đề thi Hóa học quốc gia Australia năm 2007, 2008, 2009.

14. Ban tổ chức kì thi Sở GD - ĐT thành phố Đà Nẵng, Một số đề thi HSG thành phố Đà Nẵng năm 1995 – 2003.

15. Ban tổ chức kì thi Sở GD - ĐT thành phố Hải Phòng, Một số đề thi HSG thành phố Hải Phòng năm 1998 – 2002.

16. Ban tổ chức kì thi Sở GD - ĐT tỉnh Lâm Đồng, Một số đề thi HSG tỉnh Lâm Đồng năm 2000 – 2005.

17. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB ĐHSP Tp.HCM.

18. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Tp.HCM.

19. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học, NXB ĐHSP Tp.HCM.

20. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB ĐHSP TpHCM.

21. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.

22. Lê Tấn Diện (2009), Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ trung học phổ thông, Luận văn tốt nghiệp cao học .

23. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên chuyên THPT – Liên kết hóa học,NXB Đại học KHTN.

24. Trần Thị Đào (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia môn hóa học, Khóa luận tốt nghiệp.

25. Cao Cự Giác (2002), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học – tập 3, NXB ĐHQG Hà Nội.

26. Đào Thị Hoàng Hoa (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp.

27. Phan Cường Huy (2010), Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn hóa học.

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 136 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)