CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. BÀI TẬP HÓA HỌC
1.3.6. Một số phương pháp xây dựng bài tập hóa học
Hiện nay số lượng bài tập HH nằm trong các sách bài tập, sách tham khảo là vô cùng lớn. Vậy nó được tạo ra như thế nào? Đó là do các nhà viết sách xây dựng từ
những dạng bài tập sẵn có là chủ yếu, chỉ một lượng rất nhỏ là được viết mới! Nhưng xây dựng các bài tập này theo phương pháp nào?
1.3.6.1. Phương pháp tương tự
VD: Cho 11,5 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 5,6 lít H2
ở đktc. Phần không tan trong dd cho tác dụng với HNO3 đặc, nóng thu 4,48 lít NO2
ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Từ bài tập trên có 3 cách biến đổi thành các bài tập khác nhau:
a. Cách 1: Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất, ví dụ chia đôi lượng chất.
VD: Cho 5,75 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 2,8 lít H2
ở đktc. Phần không tan trong dd cho tác dụng với HNO3 đặc, nóng thu 2,24 lít NO2
ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Cách 2: Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng. Lúc này lượng chất thay đổi nên sản phẩm cũng thay đổi theo.
VD: Trong hỗn hợp đầu ta thay Cu bằng Ag:
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Để tạo 0,2 mol NO2 thì cần 0,1 mol Cu, nhưng nếu thay Cu bằng Ag: Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O.
thì cần 0,2 mol Ag, vậy hỗn hợp đầu phải có khối lượng là: m = 11,5 – 0,1.64 + 0,2.108 = 26,7 gam.
c. Cách 3: Thay đổi cả hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phương trình hóa học cơ bản.
VD: Cho a gam hợp kim Ca, Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 5,6 lít một khí ở 00C và 0,8 atm. Cũng cho a gam hợp kim Ca, Mg vào HNO3 thì thu được 4,48 lít NO2 đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim Ca, Mg.
1.3.6.2. Phương pháp thay đổi hình thức câu hỏi
Từ một bài bằng cách đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ, ...sẽ tạo ra nhiều bài tập mới có mức khó tương
đương.
VD: Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dd HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol là 1:1. Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp.
Từ bài toán trên bằng cách thêm dữ kiện này, bớt dữ kiện khác để thay đổi hình thức câu hỏi có thể tạo ra tới hàng chục bài tương tự như sau:
1.Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dd HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol là 1:1. Tính số mol HCl tham gia phản ứng .
2.Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol là 2:1 tác dụng hết với dd HCl thu được hai muối. Tính tỉ lệ số mol hai muối.
3.Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dd HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol là 1:1. Tính tỉ số khối lượng hai oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Các bài tập trên có độ khó tương đương nhau, nhưng không giống nhau hoàn toàn nên không chỉ có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kỹ năng mà còn phát triển tư duy.
1.3.6.3. Phương pháp tổng quát
Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng quát. Bài tập tổng quát mang tính trừu tượng cao nên khó hơn các bài tập có số liệu cụ thể.
VD: Hòa tan a gam phèn nhôm kali trong b ml H2O. Để phản ứng vừa đủ với m gam dd phèn đó cần V ml dd BaCl2 C% khối lượng riêng d. Tính V theo a, b, c, d, m.
1.3.6.4. Phương pháp phối hợp
Chọn chi tiết hay ở một số bài để xây dựng, phối hợp thành một bài tập mới. VD 1:Điện phân dd CuSO4 điện cực trơ một thời gian, dd thu được sau phản ứng có thể hòa tan tối đa 1,6 gam Fe2O3. Tính số mol CuSO4 bị điện phân. VD 2: Điện phân dd KCl có màng ngăn một thời gian, dd thu được sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 1,02 gam Al2O3. Tính số mol KCl đã bị điện phân.
1.3.6.5. Biến đổi bài tập sẵn có theo mục đích người dạy
VD: Hòa tan hoàn toàn 46,4 gam một oxit kim loại bằng dd H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thì thu được 2,24 lít SO2 (đktc) và 120 gam muối. Xác định công thức của oxit kim loại.
Ta có thể lược bớt một số dữ kiện, bài toán trở thành :
Hòa tan hoàn toàn một ít oxit FexOy bằng dd H2SO4 đặc, nóng ta thu được 2,24 lít SO2 (đktc), phần dd đem cô cạn thì thu được 120 gam muối khan. Xác định công thức FexOy.
- Đảo ngược bài tập