Dùng bài tập để hướng dẫn cho HS cách tiếp cận và tư duy giải bài tập

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 128 - 132)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG

2.3.2. Dùng bài tập để hướng dẫn cho HS cách tiếp cận và tư duy giải bài tập

Như trên đã nêu, trong dạy học hóa học nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng, không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập trong dạy học có ý nghĩa và tác dụng to lớn về nhiều mặt. Vậy, dùng bài tập như thế nào để đạt được hiệu quả?

Trong dạy học bồi dưỡng HSG, khi sử dụng bài tập, GV cần hướng dẫn HS cách tiếp cận và tư duy giải bài tập:

- Tiếp cận với bài tập: Khi tiếp cận với bài tập, trước hết phải hiểu nội dung của bài tập, cụ thể là điều gì đã biết, đã cho (giả thuyết, điều kiện), điều gì yêu cầu (kết luận). Chừng nào chưa hiểu kĩ hai điều đó thì chưa làm bài tập.

Có nhiều cách tiếp cận bài tập mà yếu tố quan trọng là trí tưởng tựơng. Phải tập thói quen tự đặt câu hỏi: Tại sao? Làm như thế nào? Hãy cố gắng tự trả lời bằng cách tự hỏi mình, sử dụng những thông tin có liên quan, rồi sau đó mới hỏi bạn, hỏi thầy.

- Tư duy giải bài tập : Giải bài tập là giải quyết những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái không biết, chưa biết. Tư duy phải toàn diện, không phiến diện, phải tìm con đường ngắn nhất, sáng sủa nhất, dễ hiểu nhất để trả lời đúng yêu cầu của bài tập. Có nhiều cách để đi đến kết quả, nhưng cách nào dùng kiến thức cơ bản, dễ hiểu, đó là cách được chọn và được coi là cách có tính “sáng tạo“ nhất. Tư duy “sáng tạo“

còn được thể hiện ở chỗ biết khai thác bài tập bằng cách mở rộng đào sâu, tổng quát hoá, biến BT thành một trường hợp cá biệt.

- Trình bày lời giải : Có nhiều cách trình bày lời giải, song phải chọn cách trình bày sáng sủa nhất, người đọc tiếp thu ý tưởng dễ nhất. Cần chú ý là phương pháp trình

bày được coi là “sáng tạo“ nhất không nhất thiết là phương pháp ngắn gọn nhất, cô đọng nhất.

2.3.3. Dùng bài tập để củng cố, nâng cao mở rộng và đào sâu kiến thức

Trong dạy học hóa học nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng, rất cần củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, giúp HS hình thành quy luật của các quá trình hóa học. Vấn đề đặt ra là với HSG thì củng cố, mở rộng, đào sâu những nội dung nào? Làm thế nào để đạt được hiệu quả cao?

Trong sự phát triển của khoa học và công nghệ hóa học với tốc độ lớn như hiện nay, đặc biệt là công nghệ thông tin thì việc củng cố để HS nắm vững, chắc chắn những kiến thức cơ bản là việc không thể thiếu; việc đào sâu kiến thức, giúp HS hiểu sâu sắc hơn và đúng bản chất hóa học là một việc rất quan trọng; việc mở rộng kiến thức, giúp HS có tầm nhìn rộng hơn, khái quát hơn, toàn diện hơn về những vấn đề hóa học là việc rất cần thiết. Qua việc củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức sẽ giúp HS hình thành quy luật của các quá trình hóa học, từ đó giải quyết những vấn đề HH một cách thuận lợi hơn, dễ dàng hơn và đạt được kết quả tốt hơn.

Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học hóa học đều có thể sử dụng bài tập để củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức. Trong bồi dưỡng HSG, sử dụng bài tập để củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức hình thành quy luật của các quá trình hóa học phải xác định là việc làm thường xuyên thì mới có ý nghĩa và tác dụng lớn với HSG. Cùng với việc sử dụng bài tập để củng cố, nâng cao mở rộng đào sâu kiến thức là kiểm tra và đánh giá kết quả dạy bồi dưỡng.

a. Củng cố khắc sâu kiến thức

Trong bồi dưỡng HSG, BT củng cố không phải là nhắc lại kiến thức đã học một cách đơn thuần mà đòi hỏi từng BT phải có sự tác động, kích thích HS suy nghĩ tìm tòi và qua đó kiến thức cơ bản được khắc sâu mà không gây lên sự nhàm chán.

b. Nâng cao mở rộng và đào sâu kiến thức

Thực tiễn DH bồi dưỡng HSG HH cho thấy, những kiến thức cơ sở HH chung là rất quan trọng. Những kiến thức này làm cơ sở cho việc nghiên cứu các chất vô cơ và hữu cơ. Do vậy, nâng cao và mở rộng kiến thức phải bắt đầu từ những nội dung

kiến thức cơ sở HH chung. Những kiến thức cơ sở HH chung cần được nâng cao mở rộng, đào sâu thuộc các nội dung về nguyên tử, liên kết HH, lý thuyết phản ứng, tốc độ phản ứng và cân bằng HH, sự điện li …

c. Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học

- BT được sử dụng trong suốt cả quá trình DH bồi dưỡng HSG, từ lớp 10 đến lớp 12. Trong đó, một khâu quan trọng là kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, đồng thời cũng là kiểm tra kết quả giảng dạy của GV.

- Qua kiểm tra đánh giá ta biết quá trình học tập bồi dưỡng của HSG gắn liền với những nội dung nêu trên. Cụ thể là nắm được :

+ HS có nắm vững, chắc kiến thức cơ bản hay không? Kiến thức của HS có được nâng cao mở rộng và đào sâu hay không?

+ Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề HH; năng lực suy luận; năng lực tổng hợp; năng lực tự học, tự đọc, tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ và linh hoạt sáng tạo trong học tập của HS.

- Qua kiểm tra đánh giá, GV cũng thấy được những ưu và nhược điểm của bản thân để từ đó tự điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, GV cần thiết có những thay đổi điều chỉnh nhất định về cách sử dụng BT, PP DH cho phù hợp với từng đối tượng HSG cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể.

- Hình thức kiểm tra đánh giá, GV có thể thực hiện như sau: + Kiểm tra miệng, vấn đáp trên lớp .

+ Kiểm tra 15 phút. + Kiểm tra 45 phút.

+ Kiểm tra 150 phút (kỳ thi HSG).

- Sử dụng BT trong kiểm tra đánh giá, có thể thực hiện như sau: + Hoàn toàn bằng bài tập tự luận.

+ Phối hợp giữa bài tập tự luận và trắc nghiệm. + Hoàn toàn bằng bài tập trắc nghiệm.

- Thực tiễn kiểm tra đánh giá HSG hiện nay, cho thấy hình thức kiểm tra hoàn toàn bằng bài tập tự luận hoặc phối hợp giữa tự luận và trắc nghiệm có phần chiếm ưu điểm hơn PP hoàn toàn bài tập trắc nghiệm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này chúng tôi đã trình bày các vấn đề sau:

– Những cơ sở khoa học khi xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng HSG: Bao gồm nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập (gồm 9 nguyên tắc), quy trình xây dựng hệ thống bài tập (gồm 8 bước), nội dung kiến thức cần để bồi dưỡng HSG. – Tuyển chọn và xây dựng 464 bài tập, bao gồm:

+ Chương “Nguyên tử”: 69 bài

+ Chương “BTH và Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học”: 62 bài. + Chương “Liên kết hóa học”: 53 bài.

+ Chương “Phản ứng oxi hóa – khử”: 58 bài. + Chương “Nhóm halogen”: 122 bài.

+ Chương “Nhóm oxi – lưu huỳnh”: 100 bài.

– Ứng với mỗi dạng bài tập của từng chương chúng tôi có bổ sung thêm một số điểm cần lưu ý khi giải bài tập, giúp các em HSG có thể phát huy khả năng tự học.

– Ngoài ra, chúng tôi còn đề xuất sử dụng bài tập trong bồi dưỡng HSG:

- Rèn luyện một số năng lực cho HS: Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề; năng lực suy luận và khái quát hoá; năng lực tổng hợp kiến thức; năng lực tự học, tự đọc, tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ và linh hoạt trong học tập. - Dùng bài tập trong bồi dưỡng HSG: Tiếp cận và giải bài tập; củng cố khắc sâu

kiến thức; nâng cao mở rộng và đào sâu kiến thức; kiểm tra đánh giá kết quả DH.

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)