CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. BÀI TẬP HÓA HỌC
1.3.3. Quá trình giải bài tập hóa học
Bao gồm các giai đoạn cơ bản sau :
Giai đoạn 1: Nghiên cứu đề bài
Ở giai đoạn này yêu cầu HS phải đọc kỹ đề bài, phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài. Việc tóm tắt đề bài dưới dạng sơ đồ là việc làm rất cần thiết để tăng tính trực quan của bài toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng tiến trình luận giải.
Sau khi đọc kỹ đề bài, HS viết phương trình hóa học của tất cả các phản ứng có thể xảy ra, đổi các dữ kiện không cơ bản sang dữ kiện cơ bản.
Giai đoạn 2: Xây dựng tiến trình luận giải
Đây thực chất là tìm con đường đi từ cái đã cho đến cái cần tìm. Việc tìm ra con đường này thông thường được thực hiện bằng cách phân tích đi lên. Tức là xuất phát từ yêu cầu của bài toán ( gọi là K). Muốn có K cần phải có cái gì ( gọi là I), Muốn có I cần phải có H, …
Từ sự phân tích đó, sẽ giúp HS xây dựng được tiến trình luận giải bài tập. Tiến trình này có thể tóm tắt theo sơ đồ :
Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt tiến trình giải bài tập
Trong đó : A, M, N, … là các dữ kiện của bài tập; B, C, D, E, F, … là các phương trình hóa học hay các công thức, định luật, …; H, I, … là các kết quả trung gian; K là câu hỏi ( điều cần tìm) của bài tập.
Giai đoạn 3: Thực hiện tiến trình giải
Đây là quá trình trình bày lời giải một cách tường minh từ giả thiết đến cái cần tìm. Để giải một bài toán phức hơp nhất định HS phải giải thành thạo các bài toán trung gian và phải nhận ra quan hệ logic toàn bài thông qua các quan hệ logic sơ đẳng. Nếu vì lí do nào đó mà GV không làm cho HS hiểu trọn vẹn một vấn đề, một bài toán, một quá trình suy luận thông qua những câu hỏi “Tại sao ?”; về phía HS
A B H C I E. K
M N
D
cũng không biết tự đặt ra câu hỏi này thì đã hạn chế một cách đáng kể quá trình nhận thức, khả năng giải quyết vấn đề và phát triển tư duy của HS.
Giai đoạn 4: Đánh giá việc giải
Bằng cách khảo sát lại lời giải đã tìm được để kiểm tra toàn bộ quá trình giải. Sau đó tìm câu trả lời cho các vấn đề đặt ra : Lời giải trên đã tối ưu hay chưa ? Có cách nào khác có thể đi đến kết quả tốt hơn không ? Tính đặc biệt của bài tập là gì ?, ... Nếu cho rằng việc giải một bài tập đã hoàn toàn kết thúc khi tìm ra một lời giải và trình bày sạch sẽ, rõ ràng lời giải đó, thì đó là một sai lầm. Bởi vì chúng ta đã bỏ qua một giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng mà qua đó có thể củng cố kiến thức, phát triển khả năng giải bài tập, đó chính là giai đoạn nhìn lại cách giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi.