CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM
Bước 1. Chọn đối tượng
+ Nhóm ĐC: GV dạy học theo hệ thống bài tập tự xây dựng. Hệ thống bài tập được soạn và chia theo từng dạng cụ thể, phát cho HS sau mỗi buổi dạy.
+ Nhóm TN: GV dạy học theo hệ thống bài tập đã được biên soạn theo nội dung của luận văn. Hệ thống bài tập được soạn theo từng chuyên đề và phát cho HS
nghiên cứu trước 1 tuần trước khi đến lớp, các bài tập tự luận (định lượng) đều có đáp số kèm theo.
Bước 2. GV tiến hành dạy lớp TN và ĐC theo các tài liệu đã phát cho HS.
Bước 3. Kiểm tra.
Ngay sau mỗi buổi dạy, chúng tôi cho HS làm bài trắc nghiệm khách quan (dạng nhiều lựa chọn, 15 phút cho 10 câu hỏi). Thêm vào đó, chúng tôi cũng tổ chức cho HS làm 2 bài kiểm tra nhằm vào khoảng giữa và sau thời gian thực nghiệm sư phạm ở mỗi trường, thời gian làm bài là 150 phút.
Bước 4. Chấm bài kiểm tra.
Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10, sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ thấp đến cao, phân thành 3 nhóm:
+ Nhóm khá - giỏi đạt các điểm: 7, 8, 9, 10. + Nhóm trung bình đạt các điểm: 5, 6. + Nhóm yếu - kém đạt các điểm: < 5.
Bước 5. Xử lý các kết quả thực nghiệm.
Áp dụng toán học thống kê để xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Ở đây chúngtôi dùng các tham số: trung bình cộng, sai số, phương sai S2, độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V. Kết quả chấm bài được xử lý theo phương pháp thống kê toán học như:
- Lập bảng phân phối, bảng tần suất, bảng luỹ tích. - Vẽ các đường luỹ tích.
- Tính các tham số đặc trưng thống kê:
+ Điểm trung bình: Trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu ∑n i i
i=1
1 X = n x
n ; trong đó xi: Điểm số ; ni: Tần số ; n: Số HS + Với sai số tiêu chuẩn : ε = S
n + Phương sai: S2 = ( ) − ∑ 2 i i n x - X n 1
+ Độ lệch chuẩn: S = 2
S
Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng, S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
+Hệ số biến thiên: V = S.100% X
Để so sánh hai tập hợp có X khác nhau. Nhóm nào có V nhỏ hơn nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn.
+ Đại lượng kiểm định t = (Xtn- Xdc X®c)
2 2 ®c tn tn ®c 1 S S + n -1 n - 1 .
Tra trong bảng phân phối Student để tìm tα ứng với α = 0,05 và bậc tự do f = n1 + n2 - 2 để kiểm định hai phía. Nếu t ≥ tα thì sự sai khác của các giá trị trung bình
tn
X và X®c là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 0,05. Nếu t ≤ tα thì sự sai khác của các giá trị trung bình Xtn và X®c là chưa đủ ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 0,05. - So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.