Các chỉ số về năng lực hoạt động của tài sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà trong thời buổi hiệ nay (Trang 47 - 48)

Bảng 2.15 : Các chỉ số về năng lực hoạt động của tài sản

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Vòng quay các khoản phải thu 4.68 4.42 5.23

Kỳ thu tiền trung bình 76.85 81.40 68.90

Vòng quay hàng tồn kho 6.36 6.43 6.09

Số ngày 1 vòng quay HTK 56.57 55.99 59.15

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5.51 6.76 9.03

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.65 1.66 1.59

Nhìn một cách tổng quát xu hướng biến động của các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của tài sản không đồng đều giữa các năm. Đế đánh giá năng lực hoạt động của tài sản tốt hay không tốt ta lần lượt đi phân tích các chỉ số trên.

- Vòng quay các khoản phải thu giảm đi vào năm 2010 nhưng lại tăng lên ở năm 2011. Trong điều kiện doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 446,317 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 32.38%, các khoản phải thu cũng tăng 50,892 triệu đồng với tỷ lệ 15.72% chứng tỏ công ty đã đẩy mạnh công tác thu nợ nhằm làm giảm nhu cầu VLĐ trước áp lực gia tăng chi phí lãi vay. Điều đó cho thấy công tác quản trị các khoản phải thu của công ty năm nay tốt hơn năm trước.

Cùng với đó là kỳ thu tiền trung bình của công ty năm 2011 là 68.9 vòng giảm 12.5 vòng so với năm 2010, cho thấy vốn của công ty luân chuyển nhanh hơn, doanh nghiệp có điều kiện để tài trợ cho các hoạt động khác.

- Ngược lại với xu hướng của khoản phải thu thì vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng lên năm 2010 và giảm đi vào năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 tốc độ tăng của giá vốn hang bán khá lớn là 36.94% nhưng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của hang tồn kho do công ty có chính sách trữ nguyên vật liệu. Điều đó cho thấy năm 2011 thời gian hàng tồn kho còn tồn lại trong kho dài hơn so với năm 2010 hay hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều kéo theo nhu cầu vốn của công ty tăng. Tuy nhiên

theo như phân tích ở trên thì công ty đang có chính sách dự trữ nguyên vật liệu để phòng tránh những thay đổi bất thường để có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu cho sản xuất kinh doanh.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng dần qua các năm, năm 2010 là 6.76 còn năm 2011 là 9.03 nghĩa là cứ 100 đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì năm 2010 tạo ra được 6.76 đồng doanh thu còn năm 2011 tạo ra 9,03 đồng doanh thu điều này là do năm 2011 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng nhưng tài sản cố định lại giảm. Điều đó cho thấy công ty đã trú trọng đầu tư vào những tài sản trọng yếu có hiệu suất sử dụng cao, thể hiện công tác quản lý tài sản cố định của công ty là tốt.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty không ổn định qua các năm, năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại giảm đi so với năm 2010. Điều đó chứng tỏ còn một bộ phận tài sản của công ty chưa phát huy được hiệu quả, do trong năm 2011 công ty có chính sách dự trữ nguyên vật liệu để phục vụ cho kỳ sau, mặt khác công ty mở rộng sang các lĩnh vực đầu tư tài chính dài hạn vì thế chưa thể đem lại lợi nhuận ngay cho công ty. Mặc dù vậy hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2011 vẫn cao hơn so với ngành chứng tỏ công ty đã quản lý tốt các khoản mục tài sản.

Qua phân tích trên ta thấy: mặc dù năm 2011 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giảm đi so với năm 2010 nhưng công ty đã quản lý khá tốt các khoản phải thu, TSCĐ, có chính sách dự trữ nguồn nguyên liệu đầu vào và mở rộng đầu tư. Cho thấy trong điều kiện nền kinh tế khó khăn nhưng công ty vẫn luôn nỗ lực để tăng khả năng tự chủ và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà trong thời buổi hiệ nay (Trang 47 - 48)