Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh thẻ Đa năng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ (Trang 53)

4.2.1. Môi trường pháp lý

Hiện nay, mặc dù xuất hiện ồ ạt nhưng mức độ và hiệu quả sử dụng thẻ thanh toán chưa cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, giá trị thanh toán của các loại thẻ thanh toán chiếm chưa tới 1% tổng giá trị thanh toán, yếu nhất so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc). Vì thế làm cách nào để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền

mặt và làm cho nó trở thành thói quen của người dân cũng đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Việc mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua Ngân hàng như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đang được các ngành liên quan triển khai một cách tích cực. Thực hiện Nghị quyết X, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161 ngày 28/12/2006 về thanh toán bằng tiền mặt; Bộ Tài chính thì đã ban hành Thông tư 33/2006/TT-BTC ngày 17/4/2006 về việc quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Có thể nói, sự ra đời của Nghị định 161 là một bước ngoặt lịch sử trong tư duy của ngành Ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, vì trong 20 năm qua thanh toán đã không còn là một lĩnh vực hoạt động được quan tâm đầy đủ. Nghị định 161 ra đời với tư cách là một cơ sở pháp lý nhằm lập lại kỷ cương trong thanh toán nói chung, trong việc sử dụng tiền mặt, trong thanh toán qua Ngân hàng; và đặc biệt trong việc phát triển và mở rộng các dịch vụ thanh toán tại các Ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020 tại Việt Nam (Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006). Theo Đề án trên, những nội dung chủ yếu nhất để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đã được Đề án đề cập đến một cách đầy đủ và toàn diện. Trước hết, Đề án đã đặt vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế. Đây là một trong những phần việc cần sự đầu tư nhiều nhất về mọi mặt:

- Đối với thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, Đề án đã đưa ra những nội dung thiết thực như quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; trả lương qua tài khoản; chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản.

- Đối với thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, đây là một trong những khu vực mà việc thanh toán không dùng tiền mặt cần phải được coi trọng nhất; có tính quyết định đến vấn đề tổ chức thanh toán qua Ngân hàng có được thực hiện hay không được thực hiện.

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư là một trong những nội dung quan trọng nhất và được Đề án đề cập một cách sâu sắc và toàn

diện nhất nhằm cải thiện được tình hình thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực này.

Như vậy, những nội dung cơ bản và cũng là những biện pháp rất quan trọng nhằm mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua Ngân hàng đã được thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện trong Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Việc triển khai thực hiện Đề án này cũng là quá trình đưa các quy định về thanh toán bằng tiền mặt trong Nghị định 161 vào cuộc sống.

Tuy đã có những cố gắng đáng ghi nhận, nhưng chúng ta chưa có một môi trường pháp lý thống nhất cho việc phát hành và sử dụng thẻ. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành "Văn bản hướng dẫn thực hiện thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam" và "Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ". Tuy nhiên, trong quy chế, việc phát hành thẻ vẫn yêu cầu phải bảo đảm tín dụng như tín dụng trung và dài hạn, cho dù phát hành thẻ là loại tín dụng có tính chất khác hẳn. Các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp hoặc ký quỹ với một tỷ lệ khá cao, làm hạn chế việc phát hành và sử dụng thẻ của các Ngân hàng thương mại. Việc quản lý ngoại hối trong dịch vụ thẻ cũng chưa được đề cập riêng và rõ ràng, nên các Ngân hàng còn thận trọng trong cấp hạn mức tín dụng và thanh toán cho các khách hàng. Bộ Luật hình sự Việt Nam hiện nay cũng chưa quy định tội danh và khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Một vài trường hợp đặc biệt đã và sẽ xảy ra có thể gây những khó khăn cho Ngân hàng trong phân xử, giải quyết các tranh chấp phát sinh, gây nên phí tổn về tài chính.

4.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Cần Thơ là thành phố trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có dân cư đông đúc với dân số hơn 1,2 triệu người. Mật độ dân số là 813 người/km2. ( Nguồn: http://www.canthoonline.com, 27/12/2007). Điều đó cho thấy lượng khách hàng tiềm năng trên 1 khu vực của thành phố Cần Thơ là rất lớn, do đó hiện tại số lượng ngân hàng ở Cần Thơ xuất hiện ngày càng nhiều và đang cạnh tranh gay gắt trong việc lôi kéo khách hàng về ngân hàng mình.

Với những mục tiêu phát triển trong thời gian tới là: Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xứng đáng là

thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020 thành phố Cần Thơ trở thành cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15,5-16%/năm; Chỉ số phát triển con người của Cần Thơ nằm trong nhóm tỉnh, thành có chỉ số phát triển cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.150 - 1.200 USD/năm. (Nguồn: http://www.baocantho.com.vn, 15/2/2008)

Sự phát triển kinh tế xã hội nói trên sẽ tạo cơ hội phát triển cho thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và cho Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ nói riêng, đặc biệt là trong nghiệp vụ thẻ.

4.2.3. Hướng phát triển chung của hệ thống ngân hàng thương mại

Năm 2007, mặc dù chịu những diễn biến bất lợi từ thị trường tài chính quốc tế (khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng bất động sản của Mỹ, đồng USD yếu,...) nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơ bản vẫn phát triển an toàn, lành mạnh để đóng góp quan trọng vào thành tích tăng trưởng chung của nền kinh tế. Cụ thể:

Thứ nhất, năm 2007 là năm hệ thống các tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng rất lớn về tài sản có, dư nợ tín dụng, huy động vốn và nguồn vốn chủ sở hữu. So với GDP, tổng tài sản có đạt mức 150%, tổng dư nợ đạt 85%. So với cuối năm 2006, tính đến cuối tháng 11/2007, tổng tài sản có của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng trưởng khoảng 44%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và tổng vốn huy động tăng khoảng 41-42%, đặc biệt nguồn vốn chủ sở hữu tăng trên 50%, chủ yếu là vốn điều lệ. Vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng nhà nước tăng 57%; con số này là hơn 70% đối với các tổ chức tín dụng cổ phần. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ khoảng 2%. Hầu hết các tổ chức tín dụng kinh doanh có lãi, đặc biệt là khối các ngân hàng thương mại cổ phần đạt mức chênh lệch thu chi lớn.

Thứ hai, hầu hết các tổ chức tín dụng đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%, có một số ngân hàng thương mại nhà nước đã đạt mức trên 10% do vốn tự có (chủ yếu là

hàng thương mại Nhà nước tăng 50% và Ngân hàng thương mại cổ phần tăng 67%) (Nguồn: Đầu tư tài chính, 02/2008)

Thứ ba, năm 2007 tiếp tục chứng kiến xu hướng hợp tác cùng phát triển giữa các tổ chức tín dụng và giữa tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp thông qua thiết lập các liên minh, liên kết, đối tác chiến lược hoặc thỏa thuận hợp tác toàn diện. Các ngân hàng thương mại Việt Nam thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Nhiều định chế tài chính lớn đã trở thành cổ đông lớn, cổ đông chiến lược hoặc đối tác chiến lược của các ngân hàng thương mại, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản trị, hiện đại hoá công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ tư, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển theo chiều hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá. Các ngân hàng thương mại tập trung khai thác thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ hết sức tiềm năng. Các ngân hàng thương mại tung ra thị trường nhiều dịch vụ ngân hàng hấp dẫn như tài khoản cá nhân, ATM, thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng. Dịch vụ thẻ có bước phát triển về chiều rộng và chiều sâu, công nghệ thẻ chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn EMV, nhiều dịch vụ gia tăng của thẻ thanh toán đã được triển khai. Đặc biệt tháng 11/2007, thị trường thẻ Việt Nam đã chứng kiến một sự kiện đột phá đó là việc đạt được thỏa thuận kết nối giữa hai hệ thống thẻ thanh toán lớn nhất Việt Nam (Công ty chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam Banknet Việt Nam và Công ty Smartlink) để tạo ra một hạ tầng kỹ thuật chấp nhận thẻ với 4500 máy ATM và hơn 2 vạn thiết bị đọc thẻ POS. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT- TTg về việc triển khai trả lương qua tài khoản là bước tích cực về mặt chính sách có tác dụng thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển.

4.2.4. Các đối thủ cạnh tranh

Từ năm 1993, thị trường thẻ Việt Nam mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Ngân hàng Ngoại Thương phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Ngân hàng Ngoại Thương mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống ATM. Ngay lập tức các

Ngân hàng khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như Cash Card, tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S – Card của Ngân hàng Công Thương, Thẻ Vạn dặm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á, Thẻ Fast Access của Ngân hàng Kỹ Thương, Sài gon Bank Card của Ngân hàng Sài Gòn Công thương, ACB e-Card, Citimard của Ngân hàng Á Châu, Vib Values Card của Ngân hàng Quốc tế, ATM Lucky của Ngân hàng Phương Đông,...Có thể nói chưa bao giờ thị trường thẻ Việt Nam lại sôi động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận phương tiện thanh toán hiện đại, với các tính năng tiện lợi nhất, như việc thanh toán hóa đơn bằng thẻ ATM của Ngân hàng Ngoại Thương, gửi tiết kiệm bằng thẻ của Ngân hàng Đông Á, hay thanh toán taxi của mgân hàng Á Châu.

Trong số các thương hiệu thẻ đang có mặt trên thị trường thẻ tại Cần Thơ hiện nay, các thương hiệu cạnh tranh gay gắt nhất với thẻ Đa năng Đông Á có thể kể đến như Connect 24 của Ngân hàng Ngoại Thương, E-partner của Ngân hàng Công thương, Success của Agribank, và Etrans365 của BIDV. Vì thẻ Đa năng Đông Á là loại thẻ nội địa nên sau đây là một số phân tích về sự cạnh tranh các loại thẻ nội địa của các thương hiệu thẻ nói trên:

 Sơ lược về các thương hiệu thẻ:

Vietcombank Vietinbank Agribank BIDV Giới thiệu

về Ngân hàng

Là Ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai dịch vụ thẻ (1993),

Vietcombank có các sản phẩm thẻ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng Giới thiệu Thẻ ATM từ năm 2001, mang đến cho khách hàng chuỗi các sản phẩm dịch vụ thẻ Ngân hàng hiện đại với nhiều lợi thế cạnh tranh ưu việt

Sản phẩm thẻ xuất hiện vào năm 2003, là Ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, kể cả ở các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ

Là Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp nên rất thuận lợi trong hoạt động mở thẻ cho doanh nghiệp, đặc biệt là dịch vụ trả lương qua tài khoản Sản phẩm thẻ - Thẻ Connect 24 - Thẻ SG 24 - Thẻ E- Partner - Thẻ Pinkcard - Thẻ Cash Card - Thẻ Success - Thẻ Tín dụng nội địa - Thẻ Power - Thẻ Etrans 365 - Thẻ Vạn dặm Liên minh thẻ BanknetVN + Smartlink BanknetVN + Smartlink BanknetVN + Smartlink BanknetVN + Smartlink Số máy ATM trong liên minh

4.500 máy 4.500 máy 4.500 máy 4.500 máy

Số máy ATM của Ngân hàng - Cả nước: 1100 máy - Tại Cần Thơ: 33 máy - Cả nước: 500 máy - Tại Cần Thơ: 07 máy - Cả nước: 800 máy - Tại Cần Thơ: 12 máy - Cả nước: 550 máy - Tại Cần Thơ: 05 máy

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

 Điểm mạnh, điểm yếu của các thương hiệu thẻ:

Bảng 9: ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU THẺ VIETCOMBANK, VIETINBANK, AGRIBANK, BIDV

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

VIETCOMBANK - Thương hiệu mạnh.

- Tiềm lực tài chính

- Các giao dịch trên ATM thường bị lỗi do quá tải.

mạnh.

- Đứng đầu trong liên minh thẻ BanknetVN + Smartlink.

- Tiên phong trong lĩnh vực thẻ.

- Mạng lưới ATM rộng khắp.

- Liên minh thẻ lớn, kết nối với nhiều Ngân hàng.

- Các dịch vụ kèm theo thẻ còn ít, chưa phát huy hết tiện ích của thẻ. - Thời gian mở thẻ dài (7 ngày).

- Hoạt động marketing cho thẻ còn yếu, chưa chuyên nghiệp. VIETINBANK - Thương hiệu mạnh - Tiềm lực tài chính mạnh - Có quan hệ tốt với các doanh nghiệp - Liên minh thẻ lớn, kết nối với nhiều ngân hàng

- Số lượng ATM ít. - Chức năng, tiện ích thẻ còn hạn chế. - Chưa chú trọng đến hoạt động marketing thẻ. - Phục vụ khách hàng chưa tốt. AGRIBANK - Tiềm lực tài chính mạnh - Mạng lưới chi nhánh rộng khắp - Liên minh thẻ lớn, kết nối với nhiều ngân hàng

- Sản phẩm thẻ ít - Tiện ích của thẻ ít - Marketing thẻ chưa tốt

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

BIDV

- Thương hiệu mạnh - Tiềm lực tài chính mạnh

- Có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp

- Có thể chuyển tiền từ tài khoản thẻ sang tài khoản tiển gửi có kì hạn. - Phí thấp

- Liên minh thẻ lớn, kết nối với nhiều ngân hàng.

- ATM chỉ tập trung ở các thành phố lớn.

- Ít chú trọng đầu tư vào lĩnh vực thẻ.

- Hoạt động marketing thẻ chưa tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình kinh doanh thẻ Đa năng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w