Ngành CNTT và thị trường năm

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2012 hpt knowing it am tường công nghệ thấu hiểu thông tin (Trang 47 - 48)

Ngành CNTT 2012 đã vượt qua khó khăn, góp phần tích cực trong triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh và phổ cập thông tin, tri thức đến từng doanh nghiệp, người dân thông qua sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông.

Công nghiệp CNTT xuất khẩu gần 20 tỷ USD, cùng với viễn thông, công nghiệp CNTT tiếp tục đóng góp lớn cho xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, điện thoại và các loại linh kiện,… đạt hơn 18 tỷ USD. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, 100% các Bộ, Tỉnh đã có Cổng thông tin điện tử trực tuyến cung cấp thông tin và dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Theo báo cáo đánh giá Chính phủ điện tử năm 2012 của Liên hiệp quốc, xếp hạng của Việt Nam tăng 7 bậc, đứng thứ 83 thế giới, thứ 4 Đông Nam Á, thứ 9 Châu Á.

Đối với thị trường CNTT (ở đây chỉ đề cập đến những yếu tố liên quan đến thị trường dự án CNTT), những yếu tố tích cực như sự ổn định của tỷ giá, lãi suất vay, lạm phát giảm,... đã góp phần làm giảm những khó khăn của doanh nghiệp CNTT.

Tuy nhiên, việc sụt giảm nhu cầu nội địa (bao gồm cả nhà nước lẫn tư nhân), chi phí đầu vào tăng (nhân sự, dịch vụ thuê ngoài,...), giá bán giảm (do sự cạnh tranh gay gắt), những thị trường quan trọng như ngân hàng, chính phủ, giáo dục, sản xuất,... đều có những biến động hoặc tiếp tục cắt giảm chi tiêu cho CNTT đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp CNTT. Theo những số liệu chưa chính thức, ước tính doanh thu của nhiều doanh nghiệp CNTT giảm khoảng 30%, lãi trước thuế cũng sụt giảm đáng kể.

Sự cạnh tranh gay gắt để duy trì công ăn việc làm trong thời buổi khó khăn đã dẫn đến nhiều tiêu cực làm môi trường kinh doanh ngành CNTT đứng trước những thách thức suy giảm chất lượng dịch vụ và tri thức, làm triệt tiêu động lực phát triển của nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT ngày càng đòi hỏi năng lực chuyên môn sâu, kỹ thuật giỏi để đáp ứng yêu cầu của thị trường và làm chủ công nghệ mới đã buộc các doanh nghiệp CNTT muốn tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh phải tăng chi phí đầu tư cho đào tạo, tăng chi phí quản trị nhân sự, tiền lương trong khi tỷ suất lợi nhuận kinh doanh

48 hpt VIETNAM CORPORATION

BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

sụt giảm. Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp CNTT Việt Nam trong cạnh tranh về nguồn nhân lực với các công ty nước ngoài có tiềm lực công nghệ, kinh tế và kinh nghiệm quản trị đang triển khai các hoạt động kinh doanh bình đẳng tại Việt Nam.

Trong muôn vàn khó khăn thử thách của năm 2012, tập thể Ban Lãnh đạo và cán bộ nhân viên HPT đã nỗ lực sáng tạo có những bước đi thích hợp, gìn giữ nguồn lực, giữ vững thị trường và có những chuyển đổi chiến lược phù hợp vượt qua khó khăn, duy trì sự ổn định và tạo cơ hội phát triển trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2012 hpt knowing it am tường công nghệ thấu hiểu thông tin (Trang 47 - 48)