THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA
DANH MỤC VẬT TƯ
STT Mã vật
tư Tên vật tư Đvt
TK vật
tư Ghi chú 1 CD0067 Li vô quang học Cái
2 CD0091 Kìm mũi thăng 175 Cái 3 CD0163 Súng bắn đinh Cái 4 CD0170 Lưỡi cưa đĩa 320x5x2,2 Cái 5 PT0005 Cốc lọc bơm tay (IFA) Cái 6 PT0008 Động cơ gạt mưa(IFA) Cái 7 PT0012 Pít tông cos 0 (IFA) Cái 8 PT0043 Rơ le 5 cọc (IFA) Cái
… ... …..
Biểu 2.1: Danh mục vật tư 2.3. Tính giá nguyên vật liệu
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho, vì thế các nghiệp vụ nhập, xuất NVL đều được kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đối với NVL nhập kho Công ty căn cứ vào từng nguồn nhập để tính giá NVL:
- Đối với vật liệu mua ngoài Giá nhập kho
của NVL mua ngoài
= Giá mua ghi trên hóa đơn +
Chi phí thu mua -
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
mua
Phần lớn NVL của Công ty là do mua ngoài và được các nhà cung cấp giao tận kho hoặc tận công trình nên chi phí thu mua (bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho bãi, …) thực tế hầu như không phát sinh. Ngoài ra trong quá trình thu mua vật liệu Công ty luôn đảm bảo được yêu cầu về số lượng và chất lượng, do đó không có hiện tượng hao hụt trong thu mua.
- Đối với vật liệu được cấp trên cấp: Giá nhập kho vật
liệu được cấp =
Giá theo biên bản giao nhận +
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
Trên thực tế số NVL được cấp trên cấp là rất ít, chỉ phát sinh khi Cong ty nhận các công trình do cấp trên chuyển xuống. Do đó chi phí vận chuyển do Tổng công ty chịu.
- Đối với vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: Giá nhập kho vật
liệu thuê ngoài gia công, chế biến
=
Giá xuất kho thuê ngoài gia công, chế biến + Chi phí thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ - Đối với NVL nhận biếu tặng, viện trợ thì giá nhập kho được Công ty xác định căn cứ trên giá thị trường của sản phẩm tương đương và chi phí nhận biếu tặng, viện trợ.
Nhìn chung NVL nhập kho của Công ty chủ yếu la tự thu mua, nhập kho hoặc chuyển thẳng tới công trình để thi công.
Ví dụ:Theo hóa đơn mua hàng số HD 0052955 ngày 27/12/2007, mua các loại vật liệu sau nhập kho đội Công trình thủy điện Srêpok 3 – ĐắkLăk của Doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Thái Sơn như sau:
- Thép I200x100x5,2x8,4 (180m), Số lượng: 3780kg, Đơn giá: 13.500đ - Thép tấm PL10 (54,6 m2), Số lượng: 4286kg, Đơn giá: 13.000đ
- Thép góc L100x100x10 (80m), Số lượng: 1204kg, Đơn giá: 12.500đ - Thép tròn fi 16 (122m), Số lượng: 192, Đơn giá: 10.500đ
Như vậy giá thực tế của NVL nhập kho trên là: 3780 x 13.500 = 51.030.000 đ
+ 4286 x 13.000 = 55.718.000 đ + 1204 x 12500 = 15.050.000 đ + 192 x 10.500 = 2.016.000 đ
Đối với NVL xuất kho, Công ty áp dụng tính giá thực tế đích danh (tính trực tiếp) nghĩa là Công ty nhập kho với giá thế nào thì xuất kho theo đúng giá đó. Với phương pháp này công tác tính giá NVL của Công ty được thực hiện kịp thời, mặt khác kế toán có thể theo dõi được tình hình bảo quản vật liệu tại từng kho. Do NVL chủ yếu nhập xuất thẳng tới công trình nên nó phản ánh chính xác chi phí NVL hiện tại
Ví dụ: Theo phiếu xuất kho số 190 ngày 29/12/2007, xuất vật liệu phục vụ thi công gia công và lắp 02 giá tổ hợp ống áp lực công trình Thủy điện Srêpok 3 – Đăklăk:
- Thép I200x100x5,2x8,4 (180m): 3780 kg - Thép tấm PL10 (54,6m2): 4286kg
- Thép góc L100x100x10 (80m): 1204kg - Thép tròn fi16 (122m): 192kg
Giá thực tế xuất kho như sau:
3780 x 13.500 = 51.030.000 đ + 4286 x 13.000 = 55.718.000 đ + 1204 x 12500 = 15.050.000 đ + 192 x 10.500 = 2.016.000 đ
Tổng = 123.814.000 đ