0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần LILAMA

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 (Trang 65 -69 )

15211 5.679.400 31/12PX 413 0 0 Xuất vật tư phục vụ ct Sơn La

3.2. Đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần LILAMA

3.2.1. Ưu điểm

Về công tác quản lý NVL:

- Công tác thu mua NVL: Công ty tổ chức một đội ngũ thu mua vật tư tương đối linh hoạt am hiểu giá cả thị trường và chất lượng. Đồng thời thường xuyên ký kết các hợp đồng mua vật tư với các nhà cung cấp có mặt hàng tốt, chất lượng cao, luôn đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ

Nguồn nguyên vật liệu chính của Công ty là sắt thép, que hàn, đá mài, oxi, sơn… Trong những năm gần đây, giá cả vật liệu xây dựng có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu xây dựng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp máy và xây dựng. Để tạo cho việc cung ứng kịp thời, đúng quy cách, chất lượng và chủng loại nguyên vật liệu theo yêu cầu, Công ty đã chủ động thiết lập mối quan hệ thường xuyên tin cậy với các nhà cung cấp. Hiện nay, Công ty có một hệ thống các đối tác truyền thống chuyên cung cấp nguyên vật liệu như trên. Những nhà cung cấp này đều là những nhà cung cấp lớn và có uy tín trên thị trường, đáp ứng kịp thời yếu tố đầu vào cho Công ty. Ngoài những nhà cung cấp thường xuyên thì các nhà cung cấp nhỏ lể khác cũng được Công ty chú ý đến

Công ty luôn chủ động cho các tổ đội công trình tự mua sắm NVL theo nhu cầu sử dụng nhưng phải nằm trong dự toán. Nhờ vậy việc cung cấp vật tư cho các công trình luôn đảm bảo tính kịp thời, tiết kiệm được chi phí, lưu kho, lưu bãi, giảm hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản, các công trình thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Đối với những NVL do chủ đầu tư giao thầu hay ứng trước, Công ty tổ chức lưu kho tạm thời hoặc chuyển thăng số vật liệu đó tới chân công trình đang có nhu cầu.

Đối với những vật liệu thừa, sau khi kiểm nghiệm mà vẫn đảm bảo được chất lượng, phẩm chất Công ty tiến hành điều chuyển sang công trình khác có nhu cầu. Điều này giúp Công ty tránh lãng phí, mất giá khi bán lại số vật liệu nói trên. Khi kết thúc công trình thủy điện Yaly và Pleikrông Công ty thu hồi 108.992,55 kg thép các loại (VLC0413) với số tiền là 232.482.650 đồng, sau khi tiến hành kiển nghiệm Công ty thấy số thép trên đạt phẩm chất 92,3% nên quyết định chuyển số thép trên về phục vụ công trình Srêpok 3.

- Về công tác sử dụng NVL: Căn cứ vào Bảng thiết kế dự toán kinh phí, Công ty đã tính toán lượng NVL cần thiết cho mỗi công trình, hạng mục công trình. Khi các tổ, đội công trinh sử dụng NVL phải có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, kế toán căn cứ vào số dự toán và nhu cầu sử dụng để hạch toán, thông thường nhu cầu sử dụng không đựoc vượt quá số dự toán. Qua đó ta có thể thấy NVL sử dụng tại doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ, nên ít khi xảy ra trường hợp sử dụng lãng phí.Vật liẹu đựoc đưa vào sử dụng đúng thời điểm không làm giảm tiến độ thi công các công trình. Phế liệu thu hồi của mỗi công trình đựoc tổ chức bán lại nhằm tạo thu nhập cho Công ty, tránh lãng phí và tăng giá thành sản phẩm.

- Về công tác lưu trữ, bảo quản: Hệ thống kho bãi của Công ty không đạt ở trụ sở chính mà đặt tại các công trình. Công ty tổ chức hệ thông \s kho bãi rất khoa học, bảo quản NVL theo từng tính chất, công dụng của chúng. Hệ thống kho bãi rộng, thông thoáng, thuận tiện cho các nghiệp vụ nhập, xuất và kiểm kê khi cần.Ngoài ra, đội ngũ thủ kho trung thực, thật thà, có trình độ, kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo quản, các nghiệp vụ xuất vật tư đựoc thực hiên theo đúng quy đinh, chính xác, khoa học.

Nguyên vật liệu được bảo quản theo từng lô hàng nhập, bảo quản tại các công trình, hạng mục công trình nhất định. Công ty luôn cố gằng tối thiểu hóa chi phí lưu kho, lưu bãi và bảo quản bằng cách cho các tổ, đội công trình chủ động trong việc mua sắm theo nhu cầu. Với chính sách trên Công ty tránh được tình trạng hao hụt, mất mát, giảm giá NVL.

Công ty xây dựng cho mình một hạn mức dự trữ tối thiểu và tối đa hợp lý có thể phục vụ thi công khi NVL trên thị trường khan hiếm nhằm công trình thi công đúng tiến độ, mặt khác không gây lãng phí về vốn và tăng chi phí lưu trữ, bảo quản.

 Hiệu quả sử dụng NVL:

Đơn vị: 1000đ

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh thu thuần 116.325.48

0

156.042.06

4 170.980.283 216.754.9682. Giá trị dự trữ 9.364.125 11.354.783 10.368.147 13.625.214 2. Giá trị dự trữ 9.364.125 11.354.783 10.368.147 13.625.214

3. Vòng quay HTK 3,61 2,30 1,41 1,28

Biểu 2.18: Một số chỉ tiêu của Công ty

Thời gian tồn kho bình quân của Công ty có giảm mạnh qua các năm và thấp hơn trung bình ngành. Điều này chứng tỏ Công ty đã nâng cao hiệu quả sử dụng HTK (chủ yếu là NVL), rút ngắn thời gian thi công xây lắp các công trình.

 Kế toán chi tiết: Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song trong kế toán chi tiết NVL. Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, lại đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán, thuận tiện cho việc sử dụng kế toán máy. Đồng thời nó cung cấp số liệu một cách chính xác, đảm bảo kết hợp nhịp nhàng giữa phòng kế toán và thủ kho của các kho. Hệ thống chứng từ kế toán phù hợp với quy định hiện hành và đặc điểm kinh doanh của Công ty, dễ dàng trong việc đối chiếu, kiểm tra và lưu trữ.

 Kế toán tổng hợp NVL: Công ty hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp này phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động NVL, đồng thời giúp Công ty quản lý chặt chẽ và nắm bắt được các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho NVL một cách thường xuyên và kịp thời. Hệ thống tàì khoản được chi tiết cụ thể, rõ ràng cho từng công trình, giúp Công ty đễ

dàng trong việc hạch toán.

 Phân loại NVL: Công ty phân loại NVL dựa trên công dụng của chúng, điều này là phù hợp với đặc điểm hoạt động xây lắp khi NVL mà Công ty sử dụng là rất nhiều, mặt khác thể hiện được vai trò của từng NVL trong các công trình, giúp Công ty thuận tiện, tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán. Mặt khác NVL được quản lý ở từng kho trên từng danh mục vật tư, có mã hóa rõ ràng, dễ hiểu  Tính giá NVL: Công ty áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh

trong tính giá xuất NVL, phù hợp với tình hình của Công ty khi số lượng NVL nhiều, các nghiệp vụ nhập, xuất kho diễn ra liên tục. NVL được quản lý, bảo quản theo từng lô riêng, có thể dự trữ ngắn ngày hoặc được đưa vào sử dụng ngay sau khi mua. Hiện tại phương pháp này phù hợp trong khi tình hình thị trường giá cả đầy biến động, nó cho phép kế toán theo dõi tình hình biến động tăng, giảm NVL một cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả, tránh dồn công việc vào cuối kỳ. Bên cạnh đó là việc Công ty đưa phần mềm kế toán máy vào áp dụng đã làm cho phương pháp này càng dẽ thực hiên và cho hiệu quả cao hơn.

 Hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính: Công ty áp dụng theo đúng chuẩn mực kế toán. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ theo phương pháp Nhật ký chung, phù hợp với tình hình biến động của NVL, đồng thời phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài những báo cáo tài chính bắt buộc do Bộ tài chính ban hành, Công ty còn lập các báo báo quản trị nhằm phục cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 (Trang 65 -69 )

×