Lập kế hoạchkiểm toán tổng quát

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 69 - 73)

- Phó GĐ Chi nhánh Phó phòng bậc

2.2.1.2. Lập kế hoạchkiểm toán tổng quát

GĐ kiểm toán cùng các thành viên chủ chốt trong đoàn kiểm toán và các chuyên gia đồng thời tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chiến lược. Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược bao gồm:

•Thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu;

•Hướng dẫn đoàn kiểm toán phát triển chương trình kiểm toán.

Mục đích của lập kế hoạch kiểm toán chiến lược là (1) thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu, và (2) trao đổi các vấn đề quan trọng với đoàn kiểm toán để hướng đẫn họ phát triển chương trình kiểm toán.

GĐ kiểm toán bằng kinh nghiệm, hiểu biết và phán xét nghề nghiệp của mình lập ra mẫu và nội dung của kế hoạch kiểm toán chiến lược. Thông thường, kế hoạch kiểm toán chiến lược bao gồm các nội dung sau:

•Xem xét các yếu tố bên ngoài;

•Cân nhắc các vấn đề diễn ra trong kỳ kế toán;

•Tìm hiểu sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh trong kỳ kế toán;

•Đánh giá ban đầu về HTKSNB;

•Kỳ vọng về trách nhiệm của Ban quản lý và các cơ quan Nhà nước.

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh

Công việc này được thực hiện bởi GĐ kiểm toán với sự bổ trợ thông tin từ phía Trưởng phòng kiểm toán và KTV. Hiểu biết về khách hàng và môi trường làm việc bao gồm việc tìm hiểu:

•Các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng, bao gồm đặc điểm hoạt động kinh doanh lĩnh vực, các luật và quy định áp dụng, bao gồm các khung pháp lý về tài chính liên quan.

•Các nhân tố bên trong bao gồm đặc điểm của Công ty, mục tiêu và loại hình kinh doanh, các rủi ro kinh doanh có thể gây ra sai phạm trọng yếu trong BCTC.

•Việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán, bao gồm sự xem xét tính phù hợp của các chính sách kế toán áp dụng, và sự nhất quán với các quy định về tài chính và chính sách kế toán được sử dụng ở các lĩnh vực

liên quan.

•Quá trình lập và soát xét BCTC của ban quản lý;

•HTKSNB.

Tìm hiểu về HTKSNB

Công việc này được thực hiện bởi KTV. Là một phần trong công việc tìm hiểu khách hàng, KTV phải thu thập hiểu biết về các thủ tục kiểm soát nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm toán.

Hiểu biết của KTV về HTKSNB bao gồm tìm hiểu hoạt động của các bộ phận của HTKSNB: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và giao tiếp, thủ tục kiểm soát, và giám sát các thủ tục kiểm soát. Thu thập những hiểu biết về các bộ phận của HTKSNB, bao gồm việc đánh giá công tác thiết kế các thủ tục kiểm soát và kiểm chứng việc thực hiện các thủ tục kiểm soát này trong thực tế.

Thu thập những hiểu biết về HTKSNB giúp KTV:

Nhận biết các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quy trình đánh giá rủi ro của KTV, bao gồm khoanh vùng các rủi ro phát sinh do HTKSNB yếu kém;

Nhận biết các thủ tục kiểm soát liên quan tới vấn đề được ban quản lý đặc biết chú trọng mà từ đó KTV có thể nhìn được vào bên trong của DN, hoặc có thể xây dựng các kiến nghị đối với ban quản lý.

Phát triển kế hoạch kiểm toán nhằm thực hiện thử nghiệm cơ bản, bao gồm nhận biết các thông tin và phân tích mà KTV sử dụng để thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết.

Tìm hiểu về chu trình kế toán

Công việc này được thực hiện bởi KTV và GĐ kiểm toán và Trưởng phòng kiểm toán. KTV cần thu thập hiểu biết về chu trình kế toán liên quan tới BCTC, bao gồm:

trọng của các chu kỳ kinh doanh, thông qua việc ghi chép những hiểu biết về: + Chu trình kinh doanh từ khi bắt đầu đến khi kết thúc;

+ Nguyên tắc hoạt động kinh doanh (bao gồm nhân biết các tài khoản sử dụng và các giải trình có liên quan; các chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm ghi sổ, xử lý, và báo cáo những nghiệp vụ quan trọng trong BCTC, …)

+ Chu trình kinh doanh nào được xử lý hiệu quả, chu trình nào vận hành chưa tốt.

+ Nguyên tắc phân công phân nhiệm;

- Ghi chép các thủ tục kiểm toán đối với từng chu trình kinh doanh;

- Đối với môi trường có hệ thống xử lý tự động, cần tìm hiểu môi trường và các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc xử lý bằng máy vi tính;

- Thu thập những hiểu biết về cách thức khách hàng ứng phó với các rủi ro phát sinh từ việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại;

- Tìm hiểu cách lập BCTC và các thủ tục kiểm soát cần thiết để nhận biết và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC;

- Đưa ra kết luận về độ tin cậy của quy trình xử lý thông tin tài chính trong từng chu trình kinh doanh;

Những hiểu biết thu thập được về khách hàng, môi trường hoạt động, HTKSNB và chu trình kế toán giúp KTV:

•Nhận biết và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC.

•Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ

Công ty thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ để có được hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ cũng như giúp các KTV nhận diện được các số dư bất thường, cũng như khoanh vùng được các rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu của BCTC. Thủ tục đánh giá rủi ro giúp KTV tìm kiếm

các rủi ro, thiết lập mức trọng yếu, thông qua việc phát hiện các biến động bất thường trong BCTC. Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ cũng giúp KTV nhận diện các vấn đề đáng ngờ có liên quan đến khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng.

Xác lập mức trọng yếu

KTV thu thập thông tin để bước đầu tính toán mức trọng yếu, còn GĐ kiểm toán đưa ra quyết đinh cuối cùng về mức trọng yếu. KTV quyết định mức trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ, đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần phải tiến hành thảo luận với các thành viên trong nhóm kiểm toán về khả năng có thể xảy các sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC do gian lận và sai sót gây ra. Tiếp đó, KTV cần thu thập thông tin để hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường kiểm soát của đơn vị đó. Việc đánh giá rủi ro sai phạm ảnh hưởng tới việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Để đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm, KTV cần thực hiện các thủ tục sau:

 Phỏng vấn BGĐ

Hướng tới đánh giá tính liêm chính, năng lực của BGĐ

 Xem xét các yếu tố có thể dẫn tới gian lận tiềm ẩn

Đó có thể là những vấn đề liên quan tới tính chính trực hay năng lực của BGĐ hay các sức ép bất thường trong đơn vị hay từ ngoài đơn vị, các sự kiện bất thường.

 Xây dựng và thực hiện các thủ tục phân tích

Trên cơ sở các đánh giá trên để xây dựng các thủ tục phù hợp hướng tới những phần hành đã được chú ý là có nhiều khả năng xẩy ra gian lận

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w